ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Mác 2

24.2K 78 26
                                    

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Mác 2

Câu 1: Sản xuất hàng hóa là gì? Phân tích điều kiện ra đời và ưu thế của sản xuất hàng hóa?
-Sản xuất hàng hóa:là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm để trao đổi hoặc bán trên thị trường
-Điều kiện ra đời của sản xuất HH:
 +Phân công lao động xã hội: là sự phân chia lao động xã hội thành từng nhóm, từng bộ phận, từng ngành nghề khác nhau để chuyên môn hoá người sản xuất để thiết lập quan hệ trao đổi. Là nguyên nhân sâu xa cho sự ra đời của sản xuất hàng hoá. Do phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài thứ nhất định nhưng nhu cầu của họ cần nhiều thứ => họ cần trao đổi với nhau => giữa họ có mối quan hệ phụ thuộc nhau.
 +Sự tách biệt về kinh tế giữa các người sản xuất: với nhau, khởi đầu là tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất. Công hữu về TLSX: là chế độ chiếm hữu tư nhân nhỏ về TLSX do đó, sản phẩm sản xuất ra thuộc quyền chiếm hữu của các cá nhân trong XH => người khác muốn sở hữu sản phẩm của họ phải thông qua trao đổi mua bán. Là nguyên nhân trực tiếp khiến cho việc trao đổi sản xuất mang hình thức trao đổi hàng hoá
-Ưu thế của sản xuất HH:
 +Sản xuất phát triển không ngừng: Trong nền sản xuất hàng hoá thì quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính chất hạn hẹp, khép kín của từng gia đình, cơ sở, địa phương.... mà nó được mở rộng dừa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội , quốc gia, quốc tế. Điều đó lại tạo điều kiện cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ và quá trình sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
 +Sản xuất phải năng động sáng tạo, thường xuyên cải tiến kỹ thuật và quản lý: Trong nền sản xuất hàng hoá, sự tác động của những quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hoá như quy luật giá trị, cung cầu, quy luật cạnh tranh..... buộc người sản xuất hàng hoá phải luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiều quả kinh tế.... làm cho chi phí sản xuất thấp, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
+Thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế: Trong nền sản xuất hàng hoá, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất và đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao.

Câu 2: Khái niệm hàng hóa. Trình bày 2 thuộc tính của hàng hóa? 2 mặt của LĐSXHH ? Lượng giá trị của hàng hóa, các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa?
Khái niệm hàng hóa: Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua – bán.
Hai thuộc tính của hàng hóa:
 Giá trị sử dụng : là Công dụng đó nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người.
- Công dụng của HH làm cho nó có giá trị sử dụng, giá trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát triển của khoa học, kĩ thuật và lực lượng sản xuất.
- Giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên của HH.
- Giá trị sử dụng là nội dung vật chất của của cải.
- Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn..
 Giá trị hàng hoá: Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
- Giá trị của hành hóa là hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa.
- Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
- Giá trị được biểu hiện qua giá trị trao đổi.
- Giá trị là phạm trù lịch sử,chỉ có trong sản xuất hành hóa.
Hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
 Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương pháp riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng.
- Lao động cụ thể Mang tính lao động tư nhân.
- Lao động cụ thể là 1 trong 2 nhân tố tạo thành giá trị sử dụng (GTSD = vật chất+LĐCT ).
- Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn.
 Lao động trừu tượng: là sự hao phí sức lực của con người nói chung, không kể các hình thức cụ thể của nó. Trừu tượng hóa lao động cụ thể mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động trừu tượng ( Lao động chung đồng nhất của con người).
- Lao động trừu tượng mang tính lao động xã hội.
- Lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị.
- Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử.
Lượng giá trị của hàng hóa:
 Khái niệm lượng giá trị: là thời gian lao động để sản xuất hàng hóa. Không đo bằng thời gian lao động cá biệt của riêng người sản xuất mà đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
 Khái niệm Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với 1 trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, trong những điều kiện bình thường so với hoàn cảnh xã hội nhất định.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
1. Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc số lượng lao động hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.(NSLĐ có 2 loại: NSLĐ cá biệt và NSLĐ xã hội).
2. Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương, căng thẳng của lao động. Khi cường độ lao động tăng thì lượng hao phí trong cùng 1 đơn vị thời gian tăng và lượng sản phẩm được tạo ra tương ứng còn lượng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm không đổi.
3. Mức độ phức tạp của lao động: LĐ giản đơn và LĐ phức tạp
Lao động giản đơn: là sự hao phí lao động 1 cách giản đơn mà bất kỳ 1 người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể làm được.
 Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện.

Câu 3:Trình bày nội dung yêu cầu, tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa?
Nội dung yêu cầu: sản xuất và trao đổi HH phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết và trao đổi theo nguyên tắc ngang giá
Yêu cầu: H – T
- Sản xuất: hao phí LĐ cá biệt < LĐXHCT
GT cá biệt < GTXH
- Trao đổi: GTHH = giá cả HH
Giải thích:
 Trong sản xuất: Quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết, luôn có thức tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
 Trong lưu thông: Trao đổi phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.
Tác động:
 Điều tiết sản xuất và lưu thông HH thông qua sự lên xuống giá cả,
- Điều tiết sản xuất: Người sản xuất bỏ ngành có giá cả thấp, đổ xô ngành có giá cả sản xuất cao, làm cho qui mô sản xuất của một số ngành được mở rộng, một số ngành bị thu hẹp.
- Điều tiết lưu thông HH: Làm cho hàng hoá lưu chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. Như vậy, Quy luật giá trị cũng tham gia vào phân phối các nguồn hàng cho hợp lệ hơn giữa các vùng.
 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, lực lượng xã hội sản xuất phát triển nhanh thông qua việc giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh bị phá sản, họ phải hạ thấp chi phí LĐ cá biệt của mình bằng với hao phí LĐ xã hội cần thiết.

Câu 4: Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa sức lao động? HHSLĐ có đặc điểm gì khác vớ HH thông thường?
Thuộc tính của HH SLĐ:
 Giá trị sử dụng: Khả năng một công việc cụ thể nào đó và giá trị sử dụng đặc biệt là tạo ra giá trị thặng dư.
 Giá trị HH SLĐ: được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng háo tiêu dùng mà người lao động dùng để nuôi bản thân, nuôi gia đình và chi phí đào tạo nghề nghiệp.
So sánh HH thông thường và HH SLĐ:
HH thông thường
- Quyền sở hữu và quyền sử dụng đi liền nhau
- Được đo trực tiếp bằng hao phí sản xuất ra nó
- Mang yếu tố lịch sử
- Khi ta tiêu dùng HH thì GTSD sẽ mât dần đi
HH sức lao động
- 2 quyền này tách rời nhau
- Được đo gián tiếp thông qua các tư liệu sử dụng cần thiết mà người công nhân và gia đình tiêu dùng, cùng với chi phí đào tạo cho người công nhân.
- Bao gồm cả yếu tố vật chất, tinh thần và yếu tố lịch sử
- Khi tiêu dùng thì GTSD chẳng những không mất dần đi mà còn có khả năng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
Câu 5: Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư và các kết luận rút ra từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất GTTD?
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư
- Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết, nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư.
- Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, hai là, sản phẩm được làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản
- Giả định rằng 1 ngày lao động àlà 10h. Năng suất lao động trong 5h người lao động sẽ chuyển hết 10kg bong  sợi.
Chi phí sản xuất 5h đầu:
10kg bông: 10$
Hoa mòn máy/5h: 2$
Mua SLĐ/10h: 3$

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 18, 2012 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Mác 2Where stories live. Discover now