giao trinh ktruc1

Bắt đầu từ đầu
                                    

Để có thể tiếp thu tốt các nội dung của môn học, học sinh - sinh viên trước hết cần có kiến thức tốt về Kỹ thuật số, Kỹ thuật vi xử lý; có khả năng hiểu và sử dụng được một trong những ngôn ngữ lập trình điều khiển hệ thống trên máy tính như: ASSEMBLY, FORTRAN, C/C++, PASCAL/DELPHI,.... Các nguồn tài liệu tham khảo có thể kể đến là:

1. Cấu trúc máy tính - Nguyễn Tăng Cường, Phan Quốc Thắng - Học viện Kỹ thuật quân sự, 2002.

2. Giáo trình Kiến trúc máy tính - Hoàng Hải Xanh - Đại học Điện lực, 2006.

3. Kỹ thuật vi xử lý và lập trình ASSEMBLY cho hệ vi xử lý - Đỗ Xuân Tiến - NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002.

4. Máy tính IBM PC và lập trình ASSEMBLY cho IBM PC - Hoàng Đức Hải - NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1999.

5. Kỹ thuật lập trình điều khiển hệ thống - Đỗ Xuân Tiến - NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002.

7. Các giáo trình, tài liệu liên quan đến các ngôn ngữ lập trình hệ thống thông dụng hiện nay.

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Bài 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH

1.1 Giới thiệu chung

1.1.1 Giới thiệu

Máy tính (computer) - còn gọi là máy điện toán - là những thiết bị hay hệ thống dùng để lưu trữ, xử lý thông tin. Máy tính được cấu thành bởi các thành phần chức năng cơ bản đã xây dựng trước. Quá trình tác động tương hỗ phức tạp của các thành phần này tạo cho máy tính có tiềm năng to lớn trong xử lý thông tin. Nếu chương trình máy tính được xây dựng một cách chính xác, máy tính có thể mô phỏng lại một số khía cạnh của một vấn đề hay của một hệ thống nào đó trong thế giới thực.

Kể từ khi ra đời từ những năm 1950, những tiến bộ trong khoa học và công nghệ không ngừng phát triển, các tính năng của máy tính được ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, các nguyên lý hoạt động cũng như kiến trúc của máy tính vẫn chưa thay đổi đáng kể. Bài này tập trung giới thiệu các nguyên lý thiết kế máy tính cơ bản.

1.1.2 Máy tính điện tử

Do sự phát triển nhanh của lĩnh vực ứng dụng máy tính, đã có nhiều quan niệm khác nhau về máy tính điện tử. Theo nghĩa chung nhất, người ta quan niệm máy tính điện tử (người ta thường gọi tắt là máy tính) như sau : "máy tính điện tử là phương tiện được xây dựng dựa trên các linh kiện điện tử để thực hiện các phép tính toán, biến đổi toán học,...".

Có hai loại máy tính điện tử đó là :

- Máy tính số (Digital Computer) là máy tính có nhiệm vụ xử lý dữ liệu được biểu diễn dưới dạng các đại lượng rời rạc như : bóng đèn, transistor,....

- Máy tính tương tự làm việc với các dữ liệu được biểu diễn dưới dạng các đại lượng liên tục điện từ, điện áp,...

Hệ thống máy tính thường được cấu thành bởi hai thành phần đó là phần cứng và phần mềm :

- Phần cứng (Hardware) là các đối tượng vật lý hữu hình như : bản mạch chính (Mainboard), bộ nhớ trong (RAM), đĩa cứng (HardDisk), màn hình (Display Screen),...

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 16, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

giao trinh ktruc1Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ