Quan he phap luat

Bắt đầu từ đầu
                                    

c, QHPL xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật.

- Không có quy phạm pháp luật thì không có QHPL. QHPL là phương tiện thực hiện quy phạm pháp luật, vì quy phạm pháp luật được thực hiện trong đời sống thông qua QHPL.

- Quy phạm pháp luật xác định trước điều kiện xuất hiện của QHPL, chủ thể tham gia quan hệ, quyền và nghĩa vụ pháp lý và những biện pháp bảo vệ quyền và nghĩa vụ ấy khi chúng bị vi phạm.

d, QHPL là quan hệ mà các bên tham gia ( chủ thể) quan hệ đó mang quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý

- Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được quy phạm pháp luật quy định cấu thành nội dung của quan hệ quy phạm. Quy phạm pháp luật luôn quy định sao cho quyền chủ thể của một bên phải tương ứng với nghĩa vụ pháp lý của bên kia và ngược lại, nghĩa vụ pháp lý của 1 bên phải phù hợp với quyền chủ thể của bên kia còn lại.

Ví dụ: Trong quan hệ lao động, một bên chủ thể của quan hệ là người lao động có quyền được hưởng lương phù hợp với lao động của mình đã bỏ ra, quyền này tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể bên kia là cơ quan hay tổ chức sử dụng người lao động phải trả tiền lương đúng và kịp thời cho người lao động.

e, Sự thực hiện quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước

- QHPL xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý hoặc quyền chủ thể, đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý khi có vi phạm. Đặc điểm này chỉ rõ khi các bên tham gia QHPL không thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định thì các cơ quan bảo vệ pháp luật ( công an, kiểm sát, toà án...) buộc các bên phải thực hiện.

- Tuy nhiên, QHPL được thực hiện trong đời sống không chỉ nhờ cưỡng chế mà còn được thực hiện nhờ ý thức tự giác, tự nguyện của các bên tham gia.

f, QHPL có tính xác định

- Trên cơ sở quy phạm pháp luật, nhiều QHPL được hình thành. QHPL có tính xác định cụ thể vì nó chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý, khi có chủ thể nhất định tham gia.

3. Phân loại QHPL

- Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh, QHPL được phân loại thành các nhóm lớn tương ứng với các ngành luật như: QHPL dân sự, QHPL hình sự, QHPL đất đai v.v..

Cách phân loại này phổ biến và được thừa nhận rộng rãi, có ý nghĩa thực tiễn to lớn và lý luận sâu sắc.

- Căn cứ vào cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể, có QHPL cụ thể và QHPL chung.

+ QHPL cụ thể là quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể nhất định có quyền và nghĩa vụ pháp lý, được chia thành 2 loại:

QHPL tương đối là QHPL mà các chủ thể được xác định. Ví dụ: QHPL hợp đồng kinh tế, QHPL tố tụng giữa tòa án và những người tham gia tố tụng.

QHPL tuyệt đối là QHPL trong đó một chủ thể được xác định còn chủ thể khác là bất kì cá nhân, tổ chức nào. Trong đó, chủ thể xác định là bên có quyền, còn các chủ thể còn lại có nghĩa vụ không được vi phạm.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 10, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Quan he phap luatNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ