PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH

14.6K 7 12
                                    

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ LUẬT KINH DOANH 2 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 

Chương 3: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH 

Trong chương này sẽ nghiên cứu: 

1. Khái niệm về HĐTM. 

2. Quy chế Pháp lý về HĐTM. 

3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐ. 

4. Hợp đồng vô hiệu và xử lý HĐ vô hiệu. 

5. Trách nhiệm vật chất trong quan hệ HĐ.

***************************************************************** 

1. Khái quát về hợp đồng và hợp đồng thương mại 

1.1. Hợp đồng:  

Trong quá trình hoạt động, các chủ thể kinh doanh phải thường xuyên tham gia quan hệ với nhau và với người liên quan để SX, mua bán, trao đổi hàng hoá, cung ứng dịch vụ, thuê mướn nhân công... Hình thức pháp lý của các quan hệ đó chính là HĐ. 

Hiểu một cách khái quát nhất, HĐ là sự thoả thuận giữa các bên kí kết nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Điều 388 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự". 

Dựa vào những căn cứ khác nhau mà người ta phân hợp đồng thành những loại khác nhau: + Căn cứ vào cơ cấu chủ thể của hợp đồng, mục đích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng, hình thức thể hiện cam kết của các bên mà pháp luật phân biệt thành hợp đồng thương mại, hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự (theo nghĩa hẹp)... + Căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ của các bên chia thành hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế 

+ Căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng chia thành hợp đồng thực hiện một lần, hợp đồng thực hiện nhiều lần; hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng dài hạn...+ Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ hợp đồng và nội dung cụ thể của hợp đồng mà người ta chia thành những loại hợp đồng riêng như: Hợp đồng mua bán, hợp đồng liên kết kinh doanh, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng xây dựng...

1.2. Hợp đồng thương mại: LTM2005 điều chỉnh các hoạt động thương mại trên lãnh thổ VN; hoạt động TM thực hiện ngoài lãnh thổ nước CHXHCNViệt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng LTM2005 hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà CHXHCNViệt Nam là thành viên có quy định áp dụng LTM2005; hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCNViệt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng LTM2005.

Hoạt động TM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.- Luật Thương mại 2005 không định nghĩa thế nào là hợp đồng thương mại, tuy nhiên từ những quy định trên, chúng ta có thể hiểu HĐ thương mại là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động TM. 

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 15, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH DOANHNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ