học thuyết Ricardo

Start from the beginning
                                    

hình khi cho rằng giá trị là thuộc tính của mọi vật và rằng giá trị tồn tại vĩnh viễn.

Ông cũng hiểu được giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của hàng hóa nhưng chỉ biểu

hiện ra bằng tiền. Biết được giá cả thị trường xoay quanh giá cả tự nhiên do quy luật cung -

cầu.

Về cơ cấu giá trị hàng hóa ông đã xét đến hai yếu tố là chi phí lao động sống và chi

phí lao động quá khứ. Tiếc rằng ông chưa nghiên cứu các hình thái của giá trị và tính chất

hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa. Về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của

hàng hóa, Ricardo thấy được rằng khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của hàng hóa

giảm xuống.

So với Adam Smith, lý luận giá trị - lao động của Ricardo hoàn thiện hơn, nhất quán ơn nhưng ông lại không phát hiện tiếp điều vướng mắc của Adam Smith là cảm thấy có

cái gì đó làm cho việc trao đổi giữa tư bản và lao động sống không thể giải thích trực tiếp

bằng quy luật giá trị. Do đó Ricardo tuy khẳng định quy luật giá trị hoạt động trong cả hai

nền sản xuất nhưng không phân biệt được sản xuất hàng hóa giản đơn với sản xuất hàng

hóa tư bản chủ nghĩa.

b) Lý luận về tiền:

Vào thế kỷ XVIII ở Anh diễn ra việc đổi giấy bạc lấy vàng làm cho số lượng tiền

giấy tăng lên dẫn đến nạn lạm phát. Trong ngành ngân hàng diễn ra cuộc tranh luận đòi

quay lại chế độ bản vị vàng, tình hình này thúc đẩy Ricardo đưa ra lý thuyết tiền tệ. Lý

thuyết này của ông có tính hai mặt.

Một mặt dựa vào lý luận giá trị - lao động để vạch ra bản chất hàng hóa của tiền,

chức năng thước đo giá trị của tiền, nhưng ông lại không hiểu được nguồn gốc của tiền

(vàng) và đã đơn giản hóa chức năng của tiền (vàng).

Môït mặt dựa vào thuyết số lượng tiền để khẳng định số lượng tiền (giấy) càng nhiều

thì giá trị của tiền tệ càng ít và ngược lại để lý giải sự thay đổi trong quan hệ quốc tế và

điều tiết bảng cân đối thanh toán. Bản thân Ricardo không phân biệt quy luật lưu thông tiền

giấy và quy luật lưu thông tiền vàng.

c) Lý luận về tư bản:

Ricardo đồng nhất tư bản với dự trữ sản xuất và quỹ công cụ sản xuất nên không

nhìn thấy tư bản là một quan hệ sản xuất nhất định trong lịch sử.

Ông phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động tùy theo tốc độ hao

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 28, 2010 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

học thuyết RicardoWhere stories live. Discover now