CAU 12_TRIET(DINH NGHIA GIAI CAP)

6.9K 8 1
                                    

Câu12 : Hãy phân tích định nghĩa giai cấp của Lê Nin. Nguồn gốc hình thành giai cấp, vai trò đấu tranh giai cấp? Quan điểm của Đảng ta về đặc điểm và nội dung của đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay?

1) Định nghĩa giai cấp của Lê Nin :

Trong tác phẩm sáng kiến vĩ đại, Lê Nin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau:

"Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn người to lớn bao gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ ( thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong 1 chế độ kinh tế xã hội nhất định"

Từ định nghĩa trên có thể đưa ra 4 đặc trưng của giai cấp như sau:

- Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong 1 hệ thống sản xuất xã hội nhất định.

- Các giai cấp có mối quan hệ khác nhau đối với TLSX

- Các giai cấp khác nhau có vai trò khác nhau trong tổ chức lao động xã hội.

- Các giai cấp có sự khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập của cải xã hội.

Trong những sự khác nhau trên đây, sự khác nhau của họ về sở hữu đối với TLSX có ý nghĩa quan trọng quyết định nhất. Tập đoàn nào nắm TLSX sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm đoạt những sản phẩm lao động của các tập đoàn lao động khác. Đó là bản chất của những xung đột giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng.

2. Nguồn gốc hình thành giai cấp

- Trong xã hội nguyên thủy, LLSX chưa phát triển, năng suất lao động rất thấp, sản phẩm làm ra chưa đủ nuôi sống người nguyên thủy, để tồn tại họ phải sống nương tựa vào nhau, giai cấp chưa xuất hiện.

- Sản xuất ngày càng phát triển với sự phát triển của LLSX. Công cụ sản xuất bằng kim loại ra đời thay thế công cụ bằng đá, năng suất lao động nhờ đó tăng lên đáng kể, phân công lao động xã hội từng bước hình thành của cải xã hội dư thừa xuất hiện, QHSX ăn chung làm chung đã không còn phù hợp nữa. những người có chức quyền trong các bộ lạc, thị tộc đã chiếm đoạt của cải dư thừa làm của riêng, chế độ tư hữu ra đời, bất bình đẳng về kinh tế nảy sinh, trong nội bộ công xã đó chính là cơ sở của sự xuất hiện giai cấp.

- Tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh không bị giết như trước, được sử dụng làm nô lệ phục vụ những người giàu có trong xã hội, chế độ có giai cấp chính thức hình thành kể từ đó.

+ Như vậy sự xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp sự ra đời giai cấp.

+ Sự tồn tại các giai cấp đối kháng gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến và chế độ TBCN.

3. Vai trò của đấu tranh giai cấp

- Nguồn gốc của đấu tranh giai cấp: Trong xã hội có giai cấp thì tất yếu có đấu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp có nguồn gốc sâu xa từ mâu thuẫn giữa LLSX phát triển với QHSX lỗi thời lạc hậu. Biểu hiện mâu thuẫn này về mặt phương diện xã hội là mâu thuẫn giữa một bên là lực lượng cách mạng, tiến bộ đại diện cho LLSX mới,với một bên là giai cấp thống trị, bóc lột đại diện cho những QHSX đã lỗi thời lạc hậu. Từ đó dẫn đến đấu tranh giai cấp xã hội.

- Nguyên nhân trực tiếp của đấu tranh giai cấp là do sự đối lập về lợi ích cơ bản ( lợi ích kinh tế ) giữa hai giai cấp thông trị và bị thống trị.

- Vai trò: Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của sự phát triển trong xã hội có giai cấp đối kháng. Thông quan đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội mà mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX được giải quyết, dẫn đến sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

- Đấu tranh giai cấp đã cải tạo chính giai cấp cách mạng.

- Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức đã buộc giai cấp thống trị phải đổi mới việc sở hữu, quản lý và phân phối.

- Cuộc đấu tranh đó, đã tạo ra môi trường văn hóa, nghệ thuật, khoa học và các mặt khác của đời sống xã hội.

Do đó, đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội nói chung.

* Kết luận: Những kẻ áp bức và người bị áp bức luôn đối lập nhau về lợi ích đã tiến hành lúc công khai lúc ngấm ngầm một cuộc đấu tranh mà bao giờ cũng kết thúc bằng một cuộc cách mạng xã hội.

4. Quan điểm của Đảng ta về đặc điểm và nội dung của đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI, Đảng ta khẳng định hiện nay và cả trong thời kỳ quá độ của nước ta còn tồn tại một khách quan các giai cấp và đấu tranh giai cấp, đặc điểm đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay khác với các giai đoạn trước. Đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay diễn ra trong điều kiện mới với những nội dung mới và hình thức mới đấu tranh trên vả 3 lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng.

- Thời kỳ hiện nay cơ cấu xã hội cũng tồn tại nhiều giai cấp khác nhau, với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Do đó đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay là cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Nội dung đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay:

- Đấu tranh với xu hướng phát triển tự phát xa rời mục tiêu CNXH  TBCN.

- Đấu tranh thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội chống áp bức bóc lột.

- Đấu tranh ngăn chặn và khắc tiêu cực, sai trái, tham nhũng.

- Đấu tranh chống các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Cho nên một trận tuyến đấu tranh giai cấp ở nước ta được xác định:

+ Một bên là quần chúng nhân dân lao động, các lực lượng đi theo con đường CNXH, đoàn kết thành một khối dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.

+ Bên kia là các tổ chức, các phần tử chống phá độc lập và CNXH.

Ở đây, về lực lượng đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của cả dân tộc. Trong đấu tranh phải kiên định tinh thần cách mạng, mềm dẻo trong sách lược đấu tranh, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích giai cấp và dân tộc.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 08, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

CAU 12_TRIET(DINH NGHIA GIAI CAP)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ