Hồi ký Trần Độ 2

1.7K 1 0
                                    

Trần độ

Hồi ký Trần độ

Tập II

Tập II Chương 1

Trở về hậu phương lớn

Ngót mười năm ở chiến trường, sau khi hiệp định Pa-ri được ký kết, các anh ở Trung ương Cục, Bộ Tư lệnh miền gợi ý tôi tranh thủ ra Bắc nghỉ ngơi một thời gian. Đầu năm 1974, sau khi hoàn thành một số nhiệm vụ cần thiết và bàn giao xong mọi công việc tôi lên đường trở ra Bắc.

Cuộc chia tay thật bịn rịn. Tôi lần lượt đến các cơ quan của Trung ương Cục, Quân ủy Miền, Bộ tư lệnh Miền và đặc biệt là các anh em trong cơ quan chính trị mà có thời gian tôi vừa là phó Chính ủy Miền vừa là Chủ nhiệm Chính trị, bắt tay từng người, lưu luyến. Khó mà nói hết được tình cảm hết sức cao đẹp và thiêng liêng của những người đồng chí ở nơi khói lửa chiến trường.

Lần này ra Bắc tôi không đi máy bay như hồi 1969 cùng anh Nguyễn Vãn Linh dự lễ tang Bác Hồ, mà là đi dọc Trường Sơn theo con dường chiến lược mang tên Hồ Chí Minh. Khi được tin này tôi rất thích thú, bởi nó rất phù hợp với nguyện vọng của tôi bấy lâu nay. Cách đây mười năm, khi đi B, tôi đã đi một con đường đặc biệt: Hà Nội - Quảng Châu bằng máy bay; Quảng Châu-Xi-ha-núc-vin bằng tầu thủy: Sau đó lên Nông Pênh rồi trở về căn cứ Trung ương Cục ở sát biên giới Việt Nam-Campuchia. Lần này ra Bắc lại được đi theo đường Trường Sơn, con đường chiến lược huyền thoại, thì đối với tôi là một niềm vui lớn. Vốn từ lâu, tâm trí tôi đã luôn hướng về con đường mà hàng vạn hàng vạn đồng đội của tôi đã lần lượt băng qua để từ hậu phương lớn vào tiền tuyến lớn. Tôi muốn tận mắt nhìn thấy và chia sẻ nỗi gian nan, vất vả với họ. Và quả thật, là người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, nếu ai chưa từng đặt chân tới tuyến đường lịch sử này sẽ là một thiệt thòi lớn. Tất cả những cuốn sách đã viết ra, những bộ phim đã hoàn thành, những lời ca ngợi của phương Tây... chỉ mới nói lên được một phần rất nhỏ tầm vóc thời đại của con đường.

Có thể nói đường mòn Hồ Chí Minh là hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình cửa Đảng. Cùng với 3 lần đánh thắng quân Nguyên, mười năm Lam Sơn tụ nghĩa dân tới "Bình Ngô Đại Cáo". Quang Trung đại phá quân Thanh... cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta thực sự là một cột mốc chói lọi trong trang sử vàng bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính ở thời điểm này, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam và vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh được khẳng định như là yếu tố quyết định nhất trong mỗi thắng lợi của nhân dân ta.

Sau mười năm lăn lộn ở chiến trường ác liệt, trên đường trở về hậu phương lớn, tâm hồn tôi vẫn trong trẻo một niềm tin, phơi phới một niềm tự hào chính đáng về dân tộc anh hùng, về Bác Hồ vĩ đại, về Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh do chính Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện. Những khuôn mặt tôi gặp trên đường đi, từ những anh bộ đội trẻ măng đến các cô thanh niên xung phong đã hy sinh cả tuổi xuân để giữ vững con đường huyết mạch, đều để lại trong tôi những ấn tượng đẹp đẽ về thế hệ sinh ra và lớn lên sau Điện Biên Phủ. Chính họ cùng với thế hệ chống Pháp, đã làm nên kỳ tích của thế kỷ 20: "Một dân tộc nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ". Trong những năm ở chiến trường, nhìn những gương mặt gái, trai tuổi mới 18, đôi mươi ấy, nhiều lúc tôi không ngăn được nước mắt, đặc biệt là những lức tôi đến động viên họ trước khi bước vào một trận đánh, bởi tôi biết chắc trong số họ có những người sẽ không trở về. Cũng có nghĩa là những người mẹ ở miền Bắc sẽ nhận được những tờ giấy báo tử báo tin con mình đã hy sinh. Nỗi đau này là không gì so sánh được.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Apr 24, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Hồi ký Trần Độ 2Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ