cac loai kich ban H2k

78 0 0
                                    

Trước hết, chúng ta có thể phân biệt hai loại chính: Kịch bản sáng tác và kịch bản chuyển thể, có khi còn được gọi là cải biên, hoặc phóng tác, tùy theo sự trung thành ít hay nhiều đối với nguyên bản văn học.

KỊCH BẢN ĐIỆN ẢNH CẢI BIÊN TỪ VĂN HỌC

Cải biên không phải là sáng tác toàn diện truyện phim, nhưng không phải vì thế mà không có sáng tạo. Trái lại, công việc này đòi hỏi nơi người viết mức đầu tư trí tuệ không nhỏ. Có người nghĩ rằng nguyên bản kịch hoặc tiểu thuyết đã có chủ đề, tình tiết, nhân vật và kết cấu sẵn rồi, nên việc cải biên rất dễ, chẳng qua chỉ là dùng cách viết của điện ảnh để trình bày lại câu chuyện mà thôi. Trái lại, cũng có người khác cho rằng việc cải biên bị gò bó bởi nguyên bản, không phát huy được tự do sáng tác.

Đặc biệt, cải biên những tác phẩm văn học nổi tiếng là việc rất khó, bởi vì khán giả luôn so sánh, thường cho rằng xem phim thấy không hay bằng đọc nguyên bản.

Đây là một vấn đề khá phức tạp. Những hình thức nghệ thuật khác nhau tất nhiên phải có những phương pháp biểu hiện khác nhau, nảy sinh ra những thái độ thưởng ngoạn cũng khác nhau.

Bởi thế nên rất khó mà yêu cầu sau khi xem phim lại có được một nguồn cảm xúc giống như đọc bản gốc văn học. Điều đáng nói là điện ảnh không từ chối sử dụng những gì đưa đến hiệu quả tốt trong phương pháp biểu hiện của văn học và kịch, nhưng điện ảnh vẫn có ngôn ngữ riêng của mình.

Thủ pháp biểu hiện của tiểu thuyết và điện ảnh.

Điểm giống nhau là tiểu thuyết và điện ảnh đều được hưởng sự tự do rất lớn trong phương pháp mô tả, không bị giới hạn về không gian và thời gian.

Tiểu thuyết và điện ảnh đều có thể diễn tả các hiện tượng tự nhiên, các hiện tượng xã hội phức tạp và thế giới tâm hồn của con người một cách rộng rãi, không bị gò bó gì cả. Tuy nhiên, giữa tiểu thuyết và điện ảnh có những điểm khác nhau sau đây:

1. Tiểu thuyết chỉ có thể nói lên bằng chữ, còn điện ảnh thì tác động trực tiếp đến nhìn và nghe của khán giả. Tiểu thuyết đòi hỏi sự tưởng tượng, suy ngẫm của độc giả khi đọc qua những dòng chữ.

Trái lại, trong điện ảnh khán giả trực tiếp trông thấy những hình tượng cụ thể rõ ràng, sáng sủa, đồng thời còn có thể nghe rõ tiếng nói của nhân vật, nghe rõ âm nhạc và âm thanh tuyệt diệu của thiên nhiên.

Khi mô tả phong cảnh, trong tiểu thuyết phải tốn khá nhiều giấy mực mới có thể tạo nên một bức tranh trong trí tưởng tượng của độc giả, nhưng trên màn ảnh, chỉ cần một cảnh thu hình là có thể làm cho khán giả có cảm giác mình đang sống trong khung cảnh ấy.

2. Trong tiểu thuyết, việc sử dụng những câu văn có tính chất thuyết minh và kể chuyện là một thủ pháp có hiệu quả và cần thiết, nhưng không hợp với phương pháp biểu hiện của điện ảnh. Chẳng hạn, câu đầu tiên trong tiểu thuyết Anna Karenina của L.Tolstoi đã viết: Các gia đình hạnh phúc đều giống nhau; gia đình bất hạnh thì mỗi nhà có một điều bất hạnh khác nhau.

Câu văn giản dị này có sức mạnh khái quát, nhưng không thể đưa nguyên xi vào kịch bản điện ảnh, vì thiếu hình tượng thị giác.

h2kNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ