cau 13 phan tich vi tri, chuc nang cua gia dinh trong xd CNXH

11.1K 3 0
                                    

Câu 13: Phân tích vị trí, chức năng của gia đình trong quá trình xây dựng cnxh

Trước hết ta phải biết khái niệm về gia đình

* Khái niệm: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt của con người, là một thiết chế văn hóa xh đặc thù, được hình thành và tồn tại, phát triển dựa trên các mối quan hệ như quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên

* Vị trí đối với sự tồn tại và phát triển loài người:gia đình có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển xã hội loài người. Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

- Gia đình là một trong những yếu tố góp phần hình thành nên xh loài người. Hơn nữa, nó còn là nhân tố tác động tích cực đến sự tồn tại và phát triển của xh. Nếu không có gia đình thì sẽ không có xh.Như Ăngghen đã từng nói:"Theo quan điểm duy vật , nhân tố quyết định trogn lịch sử quy đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại, một mặt là sản xuất và tư liệu sinh hoạt như thực phẩm, áo quần, nhà ở, và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó, mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống.

- Trong hệ thống cơ cấu xh có nhiều bộ phận khác nhau với tư cách là tế bào xh , gia đình là thiết chế cơ sở , là cơ cấu thiết chế xh nhỏ nhất. Cơ cấu thiết chế xh nhỏ nhất này lại đa dạng và phong phú. Một mặt vừa tuân thủ những quy luật và cơ chế chung của xh, kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi nền văn hóa nhưng mặt khác gia đình còn tuân theo những quy định và tổ chức riêng của mình.

- Gia đình là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình với xh, nhiều thông tin về xh như các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước tác động đến con người thông qua gia đình. Mặt khác, gia đình còn là nơi cugn cấp cho xh những con người trở thành những chủ nhân của xã hội.

- Gia đình còn là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho con người, là nơi hìhn thành nhân cách của con người. Do đó, những tình cảm tốt đẹp của con gnười về quê hương, đất nước, đồng bào, đồng chí, đều có cội nguồn từ tình yêu đối với gia đình.

* Các chức năng cơ bản của gia đình trong quá trình xây dựng cnxh:

- Chức năng tái sản xuất ra con người, tái tạo và bảo dưỡng sức lao động của con người nhằm để duy trì nòi giống và cung cấp sức lao động cho xh. Việc thực hiện chức năng này trong chế độ sản xuất mới vừa đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xh vừa đáp ứng nhu cầu của chính bản thân con người. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia dân tộc cụ thể, việc thực hiện chức năng này là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia.

-chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình: Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tọa ra của cải vật chất , đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có, góp phần làm cho dân giàu , nước mạnh. Muốn vậy, mỗi thành viên trong gia đình cần phải có việc làm để có nguồn thu nhập ổn định nhưng gnoài ra cần phải biết làm thêm kinh tế phụ gia đình như sản xuất kinh doanh, làm thêm giừo để tăng thêm thu nhập chính đáng, gắn liền với việc phát triển kinh tế là việc tổ chức tốt đời sống gia đình mà duwois cnxh, xh phải có trách nhiệm chăm lo chung cho mọi gia đình bằng cách phát triển kinh tế, văn hóa ,còn việc tổ chức đời sống gia đình cụ thể như thế nào, lại là chức năng của mỗi gia đình. Muốn vậy mỗi gia đình cần phải giải quyết một cách hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

- chức năng giáo dục của gia đình: đây là chức năng xh hết sức quan trọng của gia đình nhằm tạo ra người con hiếu thảo, người công dân có ích cho gia đình bởi gia đình là trường học đầu tiên, cha mẹ là những người thầy cô giáo đầu tiên trong cuộc đời của con gnười. Do đó nội dung của giáo dục gia đình cũng phải chú ý giáo dục toàn diện bao gồm cả tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống , ý thức cộng đồng, cách cư xử,v.v Để đạt được nội dung đó thì phương pháp giáo dục của gia đình cũng phải đa dạng, phong phú nhưng trong đó, biện pháp nêu gương vẫn là biện pháp có tác dụng giáo dục lớn nhất đó lá tấm gương ông bà, cha mẹ đối với con cháu hoặc tấm gương của vợ đối với chông, chồng đối với vợ hoạc tấm gương anh đối với em... Mặt khác, việc thực hiện chức năng giáo dục này cần phải kết hopự motọ cách đồng bộ giữa giáo dục gia đình , giáo dục nhà trường và giáo dục xh nhưng trong đó giáo dục gia đình vẫn là cái gốc.

- Chức năng thỏa mãn tâm sinh lý ,tình cảm của con người: đây là chức năng có vị trí đặc biệt quan trọng, có tính văn hóa sh của gia đình, đảm bảo cho gia đình được hạnh phúc vì rằng trong cuộc đời của con ngừoi có nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính, đến tâm sinh lý lứa tuổi , đến những thuận lợi, khó khăn...đều được bộ lộ và giải quyết trong phạm vi gia đình.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 20, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

cau 13 phan tich vi tri, chuc nang cua gia dinh trong xd CNXHNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ