kmavdup CÂU 17: TRÌNH BÀY ĐỊNH NGHĨA GIAI CẤP CỦA LENIN? PHÂN TÍCH VAI TRÒ

11.5K 3 0
                                    

CÂU 17: TRÌNH BÀY ĐỊNH NGHĨA GIAI CẤP CỦA LENIN? PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP ĐỐI VỚI SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI CẤP?

nh nghĩa giai cp ca Lê Nin :

Trong tác phẩm sáng kiến vĩ đại, Lê Nin  đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau:

“Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn người to lớn bao gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ ( thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong 1 chế độ kinh tế  xã hội nhất định”

Từ định nghĩa trên có thể đưa ra 4 đặc trưng của giai cấp như sau:

- Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong 1 hệ thống sản xuất xã hội nhất định.

- Các giai cấp có mối quan hệ khác nhau đối với TLSX

- Các giai cấp khác nhau có vai trò khác nhau trong tổ chức lao động xã hội.

- Các giai cấp có sự khác nhau về phương thức và  quy mô thu nhập của cải xã hội.

Trong những sự khác nhau trên đây, sự khác nhau của họ về sở hữu đối với TLSX có ý nghĩa quan trọng quyết định nhất. Tập đoàn nào nắm TLSX sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm đoạt những sản phẩm lao động của các tập đoàn lao động khác. Đó là bản chất của những xung đột giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng.

*Vai trò ca đu tranh giai cp

- Nguồn gốc của đấu tranh giai cấp: Trong xã hội có giai cấp thì tất yếu có đấu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp có nguồn gốc sâu xa từ mâu thuẫn giữa LLSX phát triển với QHSX lỗi thời lạc hậu. Biểu hiện mâu thuẫn này về mặt phương diện xã hội là mâu thuẫn giữa một bên là lực lượng cách mạng, tiến bộ đại diện cho LLSX mới,với một bên là giai cấp thống trị, bóc lột đại diện cho những QHSX đã lỗi thời lạc hậu. Từ đó dẫn đến đấu tranh giai cấp xã hội.

- Nguyên nhân trực tiếp của đấu tranh giai cấp là do sự đối lập về lợi ích cơ bản ( lợi ích kinh tế ) giữa hai giai cấp thông trị và bị thống trị.

- Vai trò: Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của sự phát triển trong xã hội có giai cấp đối kháng. Thông quan đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội mà mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX được giải quyết, dẫn đến sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

- Đấu tranh giai cấp đã cải tạo chính giai cấp cách mạng.

- Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức đã buộc giai cấp thống trị phải đổi mới việc sở hữu, quản lý và phân phối.

- Cuộc đấu tranh đó, đã tạo ra môi trường văn hóa, nghệ thuật, khoa học và các mặt khác của đời sống xã hội.

Do đó, đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội nói chung.

* Kết luận: Những kẻ áp bức và người bị áp bức luôn đối lập nhau về lợi ích đã tiến hành lúc công khai lúc ngấm ngầm một cuộc đấu tranh mà bao giờ cũng kết thúc bằng một cuộc cách mạng xã hội.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 28, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

kmavdup CÂU 17: TRÌNH BÀY ĐỊNH NGHĨA GIAI CẤP CỦA LENIN? PHÂN TÍCH VAI TRÒNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ