Ve Dep Nguoi Linh Tay Tien

23.1K 3 0
                                    

b/ Phân tích vẻ đẹp hình tương người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

1. phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ "Tây Tiến đoàn......

................................. khúc độc hành"

1. Về kỹ năng:

- Đây là một bài văn nghị luận văn học phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình - hình tượng người lính thời chống Pháp được thể hiện qua một đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng.

- Bài viết phải có bố cục hợp lý; dùng từ, đặt câu, diễn đạt đúng và hay; lời văn giàu cảm xúc; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.

2. Về kiến thức:

* Giới thiệu tác giả, bài thơ và vị trí của đoạn thơ:

- Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, rất đa tài, giỏi cả thơ văn, hội họa nhưng trước hết ông là một thi sĩ có hồn thơ vừa tràn đầy tâm huyết vừa lãng mạn, tinh tế.

- Tây Tiến là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng. Bài thơ sáng tác năm 1948 khi đại đội trưởng Quang Dũng rời đơn vị Tây Tiến thân yêu đi làm nhiệm vụ khác. Bài thơ được viết với cảm hứng nhớ thương da diết... Trong đó nổi bật vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến, người lính Cụ Hồ thời chống Pháp: anh hùng, lãng mạn, hy sinh bi tráng vì Tổ quốc. Vẻ đẹp này được thể hiện tập trung ở đoạn thơ trích.

* Phân tích đoạn thơ:

- Nội dung:

+ Khí phách anh hùng

Phải đương đầu với sốt rừng, diện mạo người lính thay đổi, sinh lực của họ bị tiêu hao nhưng họ vẫn có khí phách hiên ngang hùng dũng (đoàn binh, không mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm); vẫn nung nấu ý chí chiến đấu và khát vọng lập công (mắt trừng... gửi mộng).

+ Tâm hồn lãng mạn

ở chiến trường ác liệt vẫn giữ trọn nét lãng mạn riêng tư trong tâm hồn vì họ vốn là những thanh niên thành thị (Hà Nội), ra đi chiến đấu (đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).

+ Hy sinh bi tráng vì Tổ quốc

Phải đối đầu với những cái chết đau thương: "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" - những nấm mồ hoang lạnh nơi biên cương; "áo bào thay chiếu anh về đất" - cái chết trong hoàn cảnh chiến trường khốc liệt, thiếu thốn, họ đã vượt lên bằng lòng yêu nước, yêu lý tưởng, bằng quyết tâm sắt đá của tuổi trẻ anh hùng, sẵn sàng hy sinh cho đất nước "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Họ hy sinh trong tư thế ngạo nghễ, coi thường cái chết "áo bào.......... về đất" - khiến cái chết thành nhẹ nhàng, tấm áo tử sĩ thành trang trọng, gợi nhớ hình ảnh những chinh phu tráng sĩ một thời.

- Nghệ thuật

+ Từ ngữ sáng tạo giàu ý nghĩa, cách nói giảm diễn tả được cái chết bi hùng: Về đất; từ Hán Việt trang trọng giảm nhẹ cảm giác đau thương, vĩnh viễn hóa sự hy sinh cao đẹp: viễn xứ, biên cương...

+ Hình ảnh thơ tô đậm chất sử thi, cái chết của người lính bất tử với non sông trong âm hưởng dữ dội, hào hùng của thiên nhiên "Sông Mã... khúc độc hành".

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 06, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Ve Dep Nguoi Linh Tay TienNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ