LƯỢC GHI HUẤN THỊ CỦA BÁC

278 0 0
                                    

LƯỢC GHI HUẤN THỊ CỦA BÁC

(Trong cuộc mít tinh của CB CNV và HS Học viện Nông Lâm chiều ngày 24/5/1959)

            - Các cháu khoẻ không? (khoẻ ạ!)

            - Học hăng không? (hăng ạ !)

- Lao động tốt không? (tốt ạ!)

            Bác thay mặt TƯ, Chính phủ hỏi thăm các cháu học sinh, thầy giáo, cán bộ, chuyên gia các nước bạn.

            Nhân dịp này Bác có mấy ý kiến:

Bác nghe nói trường có nhiều tiến bộ về học tập, nghiên cứu, lao động, về tư tưởng cũng có tiến bộ. Tiến bộ hay không lấy gì mà đo? Tiến bộ là tiến bước. Có nghìn vạn bước. Các cháu đã tiến được mấy bước rồi?

            Bây giờ chỉ có hai con đường, phải chọn lấy một.Nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến, nếu tiến sang con đường Tư bản chủ nghĩa, kết quả lại bị áp bức bóc lột, cho nên ta chỉ có một con đường xã hội chủ nghĩa chứ không có con đường nào khác. Phải nhận rằng con đường xã hội chủ nghĩa không phải là dễ, có nhiều khó khăn gian khổ nhưng rất vẻ vang. Chúng ta gặp khó khăn nhưng chúng ta cố gắng, một mặt có sự lãnh đạo của Đảng, một mặt có các nước anh em giúp đỡ, ta đang vượt khó khăn. Nếu các cháu theo dõi sẽ thấy trước hoà bình nước ta như thế nào? từ hoà bình đến nay như thế nào? Nông nghiệp, công nghiệp phát triển như thế nào? Thế các cháu có quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa không?

            Các cháu có tiến bộ so với trước nhưng chưa đủ, so với tương lai còn xa lắm, cho nên phải cố gắng nhiều, chớ tự cao tự đại, cho mình là trời. Kiêu ngạo là hỏng - Trường này đào tạo cán bộ để phục vụ phát trtiển nông nghhiệp, các cháu tiến bộ đã đủ đáp ứng yêu cầu của nông nghiệp chưa?...

            Sẵn đây Bác nói về ruộng thí nghiệm.

            Ruộng thí nghiệm có hai bài học:

1)      Chưa biết kết quả thế nào đã khua chuông, đánh trống; khi thất bại thì ỉu xìu.

2)       Mới thất bại một lần đã nản chí. Phải nghiên cứu xem nguyên nhân thất bại. Cách mạng cũng thế thôi, thua keo này ta bày keo khác. Qua nhiều thất bại, mới đến thành công như cuộc kháng chiến của chúng ta cũng vậy.

Tóm lại, phải cố gắng nghiên cứu, nhưng phải bền chí, khiêm tốn. Các cháu phải làm sao cho kỹ thuật tiến bộ kịp với phong trào đổi công, hợp tác; muốn thế phải thực tế, đi đúng đường lối quần chúng, đúng chính sách của Đảng. Thường khi nói chớ sợ khó sợ khổ thì dễ, nhưng lúc thực hành thì mới thấy ngại  khó, ngại khổ . Như ở ta trước đây người giáo viên hoặc là chỉ nghiên cứu, hoặc chỉ dạy học, bây giờ làm cả hai việc có ngại? Các cháu phải làm thế nào 1 người bằng 2 người, 1 ngày bằng 2 ngày. Các cháu có tán thành không? (mọi người đồng thanh trả lời: có ạ!)

      Một điểm nữa là phải yên tâm công tác. Người chăn nuôi thấy lợn gà bẩn, thích trồng cây; trồng cây mệt, thích nghiên cứu; nghiên cứu mệt, lại thích trở về chăn nuôi. Như vậy là đứng núi này trông núi nọ. Mình phải nhận công việc xã hội giao cho chứ không phải chọn công việc theo ý mình muốn. Các cháu hiểu không? Việc gì cũng có khó khăn cho nên chọn một việc thích thú với mình là không bao giờ được. Mình phải hợp với việc.

25 CÂU HỎI-TRẢ LỜI PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ