danh gia vai tro nha nguyen

3.2K 1 0
                                    


Đánh giá lại Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn: Một hội thảo lịch sử


Đó là đánh giá của một số đại biểu tham dự hội thảo khoa học Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 vừa diễn ra trong hai ngày 18 và 19/10 tại Thanh Hóa.



Như TT&VH đã phản ánh, hội thảo được sự chuẩn bị nội dung trong khoảng 20 năm nhằm nhìn nhận lại khách quan, khoa học, công bằng những đóng góp cũng như mặt còn hạn chế của vương triều Nguyễn. Trong ngày hôm qua 19/10, các đại biểu thảo luận về các nhóm đề tài: Mở mang lãnh thổ và xác lập chủ quyền trên đất Nam Bộ; chính sách đối nội và đối ngoại của triều Nguyễn, nhân vật lịch sử thời chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn; quan hệ Nguyễn - Tây Sơn và vấn đề thống nhất đất nước; tình hình kinh tế xã hội; kinh tế hàng hóa và đô thị; vấn đề canh tân đất nước và thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp; di sản văn hóa. Một số quan điểm thú vị đưa ra trong cuộc hội thảo nhưng do thời gian không cho phép đã không được triển khai, như làm rõ hơn về nhân vật Bá Đa Lộc là người thế nào, một cố vấn quân sự - chính trị hay chỉ là một “chuyên gia nước ngoài” - từ dùng của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.




cần có nhận thức mới về nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc trên tinh thần “công minh lịch sử”. Vương triều Nguyễn vừa là tác nhân lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội, vì vậy nhận thức về nhà Nguyễn cũng phải được đặt trong bối cảnh lịch sử của dân tộc và nhân loại, xem xét cả trục “tung” (lịch sử) và trục “hoành” (đương đại) của lịch sử. Kể từ Gia Long - Nguyễn Ánh, “người dựng nên đế nghiệp cho Nguyễn triều” từ năm 1802 đến Bảo Đại, người tự nguyện thoái vị, nhận là công dân một nước Việt Nam độc lập tự do năm 1945, vương triều Nguyễn đã tồn tại 143 năm.

Không nên coi sự nghiệp thống nhất đất nước là hoàn toàn thuộc về Nguyễn Huệ, cũng như không nên dựa vào sự hoàn tất và củng cố nền thống nhất của nhà Nguyễn mà coi sự nghiệp thống nhất Việt Nam TK 18 - 19 chỉ là của nhà Nguyễn để phủ nhận công lao của Tây Sơn. Cái thống nhất của vua Gia Long nhờ cắt đất cho thực dân mà có được đã gây mầm chia cắt đất nước, không phải chia cắt nội bộ như Trịnh - Nguyễn mà là chia cắt do ngoại xâm tồn tại lâu dài. Sau này, từ Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, tất cả đều ân hận, lo toan giải tỏa lỗi lầm này, khắc phục hậu quả của nó bằng việc sát đạo, đuổi giáo sĩ, hạn chế giao thương với phương Tây... nhưng vẫn không sao khắc phục nổi.


những nhận thức trước đây về vai trò của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc theo hướng phê phán và phủ định đã không còn thỏa đáng nữaĐi sâu vào thời kỳ Nguyễn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thảo luận, nhưng quan điểm trong hội thảo này sẽ xích lại gần nhau qua không khí học thuật tự do, tranh luận cởi mở, để qua cọ xát sẽ tiếp cận sự thật trung thực nhất.
trong cuộc đấu tranh chống Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã đưa quân Xiêm vào. Trước đây có quan điểm cực đoan gọi đây là hành động "cõng rắn cắn gà nhà", là "bán nước". Đúng là không thể biện hộ cho hành động "không sáng" này, cũng có thể coi là một tì vết trong sự nghiệp của Nguyễn Ánh, nhưng phải nhìn nhận công bằng. Trong những cuộc đấu tranh bên trong quyết liệt, việc nhờ đến ngoại viện là chuyện thường xảy ra trong lịch sử. Nhưng điều quan trọng nhất là người cầu ngoại viện phải giữ được độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa lại lợi ích cho đất nước, còn nếu cầu ngoại viện mà bất lực để mất nước thì có tội lớn.

Trong tình thế của Nguyễn Ánh lúc đó, bị đánh bật khỏi đất Gia Định, lưu vong, nên phải nhờ ngoại viện để chống Tây Sơn. Có thực tế là thế lực Nguyễn Ánh yếu, không kiềm chế nổi quân Xiêm, chính ông đã có lúc than thở: Ta đưa quân Xiêm vào thế này, giờ nó cướp bóc giết hại nhân dân, nhân dân oán thán như vậy, ta được nước còn có nghĩa gì? Cũng có thực tế nữa là quân Xiêm đã bị quân Tây Sơn đánh tan trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Nhưng người ta có thể suy luận rằng, nếu quân Xiêm không bị Tây Sơn đánh bại, thì chắc gì Nguyễn Ánh đã kiềm chế được quân Xiêm, nhất là đặt trong tham vọng của vương triều Xiêm lúc bấy giờ đang muốn khống chế cả Chân Lạp và Gia Định. Hành động của Nguyễn Ánh cần phân tích và đánh giá một cách công minh.

Một vấn đề nữa cũng phải thảo luận, là việc nhà Nguyễn (thời Tự Đức) để mất nước trước cuộc xâm lăng của đế quốc Pháp. Kết luận trước đây cho rằng Tự Đức bạc nhược đầu hàng, phản bội dân tộc là chưa thỏa đáng, chưa khách quan. Ông và triều Nguyễn đã tìm mọi cách bảo vệ đất nước và cũng là bảo vệ vương triều đến cùng, nhưng do năng lực và nhãn quan chính trị nên không đề ra được đối sách đúng để giành thắng lợi trước một thế lực xâm lược hoàn toàn mới, mà lịch sử trước đây chưa để lại kinh nghiệm.

Trong cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á, tất cả các quốc gia đều mất nước, hoặc thành thuộc địa, hoặc thành nửa thuộc địa. Chỉ riêng Nhật Bản và Thái Lan giữ được độc lập. Nhật Bản thời Minh Trị thực hiện cuộc cải cách lớn, nhưng tình hình kinh tế xã hội của Nhật có khác các nước phương Đông, bắt đầu từ TK XVII khi đóng cửa với bên ngoài nhưng bên trong phát triển kinh tế rất mạnh, tạo lập những tiền đề cho cuộc cải cách.

Thái Lan thì có cách ứng xử rất khôn ngoan, tận dụng được vị thế vùng đệm nằm giữa 2 thế lực đế quốc rất mạnh, Anh ở phía Ấn Độ, Pháp ở phía Đông Dương, lợi dụng được mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt này để duy trì thế độc lập tương đối, thực hiện được đường lối mềm mỏng trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, tuy cũng có lúc phải chấp nhận sự lệ thuộc nào đó với thế lực đế quốc này hay đế quốc khác nhưng không bị mất nước. Vương triều Thái Lan sau đó cũng cải cách khá mạnh, duy trì chế độ quân chủ nhưng đi vào khuynh hướng phát triển tư bản chủ nghĩa khá sớm. Chỉ hai quốc gia đó thoát khỏi sự xâm chiếm và thống trị của đế quốc phương Tây.

Chúng ta cần có cái nhìn so sánh để làm sáng rõ hơn nguyên do mất nước cuối thế kỷ XIX. Nghĩa là, trong việc mất nước cuối TK XIX không thể phủ nhận trách nhiệm của triều Nguyễn là nhà nước quản lý đất nước, nhưng lúc phân tích nguyên nhân mất nước thì phải hết sức khách quan, toàn diện, đặt trong bối cảnh lịch sử mới của khu vực và thế giới, không nên quy kết một cách giản đơn.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Sep 14, 2011 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

danh gia vai tro nha nguyenWhere stories live. Discover now