Câu 8 : Tri giác là gì? đặc điểm, vai trò và QL của tri giác, nêu lên ý nghĩa

32.4K 7 1
                                    

 

1. Khái niệm

Định nghĩa :Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự  vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

2. Đặc điểm :

*Tri giác là quá trình tâm lý

*Nội dung phản ánh: phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của SV, HT theo cấu trúc nhất định.

*Phương thức phản ánh: trực tiếp khi Sv tác động vào giác quan.

*Sản phẩm phản ánh: hình ảnh tương đối trọn vẹn về SV.

*Tri giác là một hành động tích cực của con người có sự chi phối của KN sống. Tri giác có mục đích là hoạt động quan sát của con người.

3. Vai trò :

- Tri giác giúp con người định hướng chính xác và nhanh chóng hơn các hành vi hoạt động trong cuộc sống

- Tri giác giúp con người điều chỉnh hợp l‎ hành động trong cuộc sống

4. Các quy luật cơ bản :

4.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác

            Tính đối tượng của tri giác thể hiện tri giác được coi là một hoạt động và bao giờ cúng có một đối tượng nhất định. Đối tượng đó nằm trong hiện thực khách quan.

* Đặc điểm :

-Quá trình tri giác luôn phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

-Sản phẩm của quá trình tri giác (hình tượng) một mặt phản ánh đặc điểm bề ngoài của SV, HT, mặt khác nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

-Đối tượng của TG được xuất hiện dần trong hoạt động.

=>Tính đối tượng của tri giác là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người.

4.2 Quy luật về tính trọn ven của tri giác :

            Là sự phản ánh vào trong não một cách thống nhất, hoàn chỉnh cơ cấu và thuộc tính bộ phận bề ngoài của SVHT như bản thân chúng vốn có trong QTKQ khi SVHT đang trực tiếp tác động vào giác quan.

            Tri giác luôn phản ánh hình ảnh trọn vẹn của SVHT khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan. Dựa vào đặc điểm này ta có thể phân biệt được phản ánh của tri giác với phản ánh của cảm giác.

* Đặc điểm :

- Tính trọn vẹn của tri giác chịu sự chi phối của 2 yếu tố : khách quan và chủ quan

- Tính trọn vẹn của tri giác phụ thuộc vào đối tượng tác động.

- Tính trọn vẹn của tri giác phụ thuộc vào củ thể tri giác, cụ thể là phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của chủ thể.

4.3 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

            Tính lựa chọn của tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh để phản ánh đối tượng tốt hơn

            Bối cảnh là các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan bên ngoài đối tượng tri giác. Đối tượng tri giác là hình. Bối cảnh tri giác là nền. Giữa đối tượng và bối cảnh không cố định.Bối cảnh và ĐT rõ ràng thì TG thuận lợi và ngược lại (ngụy trang).

* Đặc điểm

-  Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan (của vật kích thích) và chủ quan (chủ thể).

- Đối tượng của tri giác càng nổi rõ trong bối cảnh thì sự lựa chọn sẽ diễn ra nhanh hơn và ngược lại.

- Kinh nghiệm của chủ thể về loại đối tượng nào càng phong phú thì chủ thể dễ chọn đối tượng đó làm đối tượng tri giác.

4.4 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

            Khi tri giác một SV, HT con người có khả năng gọi tên, phân loại, chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của nó đối với hoạt động của bản thân.

ý nghĩa :          Gọi tên (con gì? cái gì?)

                        Công dụng, tính chất

                        Xếp loại, phân nhóm

* Đặc điểm : Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào khả năng tri giác trọn vẹn SVHT, vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của chủ thể.

4.5 Quy luật về tính ổn định của tri giác

            Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về SVHT khi điều kiện tri giác đã thay đổi.

* Đặc điểm : Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào:

            - Cấu trúc ổn định của sự vật hiện tượng.

            - Vốn tri thức, kinh nghiệm của cá nhân.

            - Cơ chế tự điều khiển của hệ thần kinh, cụ thể là mối liên hệ ngược của hệ thần kinh.

4.6 Quy luật tổng giác

            Trong khi tri giác thế giới, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà toàn bộ những đặc điểm nhân cách, đặc điểm tâm lý của con người cũng tham gia tích cực vào quá trình tri giác, làm cho khả năng tri giác của con người sâu sắc, tinh vi và chính xác hơn.

* Những đặc điểm nhân cách đã hình thành ở cá nhân

-Tư duy, trí nhớ, cảm xúc...

-Tâm trạng, chú ý, tâm thế...

-Kinh nghiệm, vốn hiểu biết, năng  lực nhận thức, kĩ năng, kĩ xảo,...

-Nhu cầu, hứng thú, tình cảm...

* Những đặc điểm tâm lí đã hình thành ở cá nhân : Chi phối

- Đối tượng tri giác

- Tốc độ tri giác

- Độ chính xác của tri giác

 

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 14, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 8 : Tri giác là gì? đặc điểm, vai trò và QL của tri giác, nêu lên ý nghĩaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ