Phân tích người đàn bà hàng chài ("Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu)

51.5K 80 4
                                    

NHÂN VẬT NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI (“CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”)

     “Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, dù có là tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt truyện thường không đóng một vai trò nào đáng kể. Nhà văn tập trung chú ý vào thân phận con người, tính cách nhân vật và đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm dồi dào ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống…”

                                                                                                                  (Nguyễn Văn Hạnh)

     Nguyễn Minh Châu là một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà từ sau năm 1975. Đóng góp sâu sắc của ông đã được giáo sư Nguyễn Văn Hạnh ghi lại trong tác phẩm “Nguyễn Minh Châu trong những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người”. Và cũng trong giai đoạn này, nhà văn đã cho ra đời truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu lúc bấy giờ là lấy con người làm đối tượng phản ánh thay cho hiện thực đời sống. Tác phẩm đã tập trung khắc họa nhân vật người đàn bà hàng chài vốn gây nhiều ấn tượng sâu sắc cho độc giả. Thường xuyên bị người chồng vũ phu đánh đập nhưng vì thương con, người phụ nữ này vẫn cam chịu, rất bản lĩnh để bảo vệ hạnh phúc gia đình bình dị của mình. Qua đó, Nguyễn Minh Châu ca ngợi những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam: nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh đồng thời gửi đến những người nghệ sĩ bức thông điệp: muốn hiểu đúng con người và cuộc sống cần phải có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc và đa chiều.

     Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “nhà văn mở đường tinh anh và tài năng” của văn học nước ta thời kì đổi mới. Hành trình sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn: trước và sau năm 1975. Nếu như trước năm 1975, ông chủ ý đi tìm vẻ đẹp của con người trong cuộc chiến tranh thì từ năm 1976 trở đi, Nguyễn Minh Châu đi sâu vào tìm tòi và khám phá con người ở mảng đời tư thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được khai sinh trong giai đoạn sáng tác thứ hai của ông và được viết theo thể truyện ngắn – một văn bản tự sự cỡ nhỏ. Nhà văn có thể chỉ “cắt lấy một lát”, “cưa lấy một khúc”, “chớp lấy một khoảnh khắc” để phản ánh bi kịch một đời người và bày tỏ quan niệm về nhân sinh. Truyện kể về nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong một lần đi về vùng biển miền Trung để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh rất vui khi đã chụp được một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn mờ trong sương sớm. Nhưng khi chiếc thuyền tiến vào bờ, anh kinh ngạc khi chứng kiến cảnh bạo hành gia đình của gia đình hàng chài sống trên con thuyền đó. Cũng vì thế mà người đàn bà hàng chài được mới đến tòa án huyện và tại đây, Phùng đã được nghe và thấu hiểu về câu chuyện của người đàn bà này.

     Trong một buổi sớm còn mờ sương, từ chiếc thuyền vốn dĩ rất đẹp khi ở ngoài xa ấy xuất hiện hình ảnh một người đàn bà hàng chài. Chị không được nhà văn đặt cho cái tên như một sự mờ hóa nhằm tô đậm hơn số phận và cuộc đời của chị. Về ngoại hình, đối lập với chiếc thuyền mang vẻ đẹp nghệ thuật, người đàn bà có một dáng vẻ thô kệch, xấu xí. Chị trạc ngoài bốn mươi, thân hình cao lớn, “rỗ mặt”“tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới”. Khuôn mặt chị hằn rõ sự mệt mỏi, có lẽ vì thức trắng đêm kéo lưới: “tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Đặc biệt, Nguyễn Minh Châu tập trung khắc họa vào ánh mắt của người đàn bà: “chị đưa cặp mắt nhìn xuống chân”, “nhìn ra ngoài bờ phá”…Cách miêu tả của nhà văn đã cho ta thấy phần nào cuộc sống lam lũ, vất vả của người đàn bà cũng nhữg thiệt thòi, tủi nhục ẩn chứa đằng sau.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Apr 14, 2013 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Phân tích người đàn bà hàng chài ("Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ