so sánh hợp tác xã và công ty cổ phần và công ty TNHH2thành viên trở lên

28.9K 22 2
                                    

So sánh hợp tác xã với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

1. Những điểm giống nhau

Hợp tác xã, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và đều có sự bình đẳng như nhau trước pháp luật; đều được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Khi tham gia hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, xã viên hợp tác xã, thành viên công ty đều phải góp vốn theo quy định theo Điều lệ hợp tác xã hoặc Điều lệ công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã hoặc vào công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn là số vốn đã cam kết, đối với công ty cổ phần là số cổ phần đã mua).

.2. Những điểm khác nhau

Về Mục tiêu: Mục tiêu của hợp tác xã nhằm giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau bên cạnh mục tiêu lợi nhuận trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Còn mục tiêu của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là lợi nhuận.

Về loại hình tổ chức: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã hội. Hoạt động của hợp tác xã không chỉ hướng tới lợi ích kinh tế, mà còn quan tâm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng của xã viên về xã hội, văn hóa và các nhu cầu khác. Còn công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

Về sở hữu: Trong hợp tác xã có sở hữu tập thể và sở hữu xã viên. Sở hữu tập thể của hợp tác xã gồm các nguồn vốn tích lũy từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các tài sản do Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ làm tài sản không chia và các quỹ không chia của hợp tác xã. Sở hữu của xã viên là vốn góp. Còn công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần không có sở hữu tập thể, chỉ có sở hữu thành viên là vốn góp cổ phần.

Về nguyên tắc quản lý: Quản lý trong hợp tác xã dựa trên cơ sở “đối nhân”, tức là yếu tố con người sẽ quyết định đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức, quản lý, sự tồn tại và phát triển của hợp tác xã. Còn quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần dụa trên cơ sở “đối vốn”, nghĩa là, trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức, quản lý và vận mệnh của công ty tùy thuộc vào tỷ lệ vốn của từng thành viên tham gia vốn góp vào Điều lệ của công ty. Chẳng hạn, việc tổ chức Đại hội, đối với hợp tác xã phải có ít nhất 1/3 tổng số xã viên cùng có đơn yêu cầu triệu tập Đại hội gửi Ban quản trị. Trong khi đó, đối với công ty cổ phần là có cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu 10% số cổ phần phổ thông liên tục ít nhất trong sáu tháng sẽ có quyền triệu tập Đại hội; công ty trách nhiệm hữu hạn là có thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35% vốn Điều lệ có quyền triệu tập Đại hội. Hoặc là trong vấn đề biểu quyết thông qua quyết định Đại hội, với hợp tác xã thì mỗi xã viên là một phiếu bầu, còn công ty cổ phần thì số phiếu biểu quyết phụ thuộc vào cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết, công ty trách nhiệm hữu hạn thì số phiếu biểu quyết phụ thuộc vào phần vốn góp nhiều hay ít.

Về phân phối: Trong hợp tác xã, lãi sau thuế trước hết dành để trích lập các quỹ, trong đó quỹ phát triển sản xuất và quỹ dự phòng bắt buộc phải trích lập. Việc phân phối cho xã viên được thực hiện dưới 3 hình thức: phân phối theo vốn góp, theo công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Còn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, lãi chủ yếu dùng để phân phối theo vốn góp.

Về mức vốn góp: Trong hợp tác xã, vốn góp tối đa của một xã viên không được vượt quá 30% vốn điều lệ của hợp tác xã. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần vốn góp của một thành viên và một cổ đông không bị hạn chế.

Về số lượng thành viên: Hợp tác xã: xã viên tối thiểu là 7, không hạn chế số lượng tối đa. Đối với công ty cổ phần: tối thiểu là 3, không hạn chế số lượng. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: tối thiểu là 2 và tối đa là 50.

Về chứng khoán: Hợp tác xã và công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu. Còn công ty cổ phần được quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 03, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

so sánh hợp tác xã và công ty cổ phần và công ty TNHH2thành viên trở lênNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ