Phân tích hình tượng người lái đò sông đà

Start from the beginning
                                    

nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch như

cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm.

“Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất”, người lái đò “phá luôn

vòng vây thứ hai”. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần

đá. Đến vòng thứ bà, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết

cả, nhưng người lái đã chủ động “tấn công”: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc

thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở khép. Vút, vút, cửa

ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên

nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Trong

cuộc chiến không cân sức ấy , người lái đò chỉ có một cán chèo , một

con thuyền không có đường lùi còn dòng sông dường như mang sức mạnh

siêu nhiên của loài thuỷ quái . Tuy nhiên , kết cục cuối cùng , người

lái đò vẫn chiến thắng , khiến cho bọn đá tướng tiu nghỉu bộ mặt xanh

lè vì phải chịu thua một con thuyền nhỏ bé .

Người lái đò trong tác phẩm là một người lao động vô danh , làm lụng âm

thầm , giản dị , nhờ lao động mà chinh phục được dòng sông dữ , trở nên

lớn lao , kì vĩ , trở thành đại diện của CON NGƯờI . Người lao động nhờ

ý chí kiên cường , bền bỉ , quyết tâm mà chiến thắng sức mạnh thần

thánh của thiên nhiên . Đó chính là yếu tố làm nên chất vàng mười của

nhân dân Tây Bắc .

Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái

của một nghệ sĩ tài hoa. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của

Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ là những người làm thơ, viết văn mà

cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được

coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu

phàm. Trong người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình

tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa.

Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm

chủ được nó nên có tự do.

Quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt. Một chút

thiếu bình tĩnh, thiếu chính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá

bằng mạng sống. Mà ngay ở những khúc sông không có thác lại dễ dại tay

dại chân mà buồn ngủ. Chung quy lại, nơi nào cũng hiểm nguy. Ông lão

lái đò vừa thuộc dòng sông, thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm

trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Vì thế, vào trận

mạc, ông thật khôn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm quân tài ba. Mọi

giác quan của ông lão đều hoạt động trong sự phối hợp nhịp nhàng, chính

xác. Xong trận, lúc nào cũng ung dung, thanh thản như chưa từng vượt

thác: sóng thác xèo xèo tan ra trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình.

Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về

cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang ca mùa khô nổ những

tiếng to như mìn bộc phá rồi túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai

bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng

dữ quân tợn vừa rồi. Như những nghệ sĩ chân chính, sau khi vắt kiệt sức

mình để thai nghén nên tác phẩm không mấy ai tự tán dương về công sức

của mình. nhà văn Nguyễn Tuân đưa ra một lời nhận xét : Cuộc sống của

họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành

lấy sự sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp,

đáng nhớ… Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo. Phải chăng người lái đò anh hùng

có lẽ dế thấy, nhưng nhìn người lái đò tài hoa, chỉ có Nguyễn Tuân.

III . Kết bài

Tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách

nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân . Tác phẩm không

chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca

ngợi vẻ đẹp bình dị , anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi

đây . Qua đó , nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tình yêu đất nước , niềm tự

hào hứng khởi , gắn bó tha thiết với non sông Việt Nam .

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 31, 2011 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Phân tích hình tượng người lái đò sông đàWhere stories live. Discover now