Bình giảng bài thơ "Tương tư" của Nguyễn Bính

14.3K 9 0
                                    

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười thương một người,

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của nàng.

Hai thôn chung lại một làng.

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên nay?

Ngày qua ngày lại qua ngày.

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

Bảo rằng cách trở đò giang.

Không sang là chẳng đường sang đã dành.

Nhưng đây cách một đầu đình,

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?

Tương tư thức mấy đêm rồi.

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?

Bao giờ bến mới gặp đò,

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà tôi có một hàng cau liên phòng,

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Trước Nguyễn Bính 150 năm, Nguyễn Công Trứ thuở “hàn nho” (?) đã có lần viết:

“Tương tư không biết cái làm sao

Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào…”

(Tương tư)

Xuân Diệu – Ông chúa thơ tình - người đồng thời với thi sĩ Nguyễn Bính cũng có bài “Tương tư chiều” (Thơ thơ – 1938) nồng nàn thương nhớ:

“Anh nhớ tiếng, Anh nhớ hình, Anh nhớ ảnh

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơi!

Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,

Nhớ đôi môi dang cười ở phương trời

Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm”.

Năm 1939, Nguyễn Bính viết “Tương tư” in trong tập “Lỡ bước sang ngang” xuất bản tại Hà Nội, năm 1940. Với 20 câu thơ lục bát, Nguyễn Bính đã có một cách nói riêng về nỗi nhớ, nỗi buồn tương tư. Chàng trai đa tình, mơ mộng khắc khoải chờ mong và thương nhớ cô gái “chung làng” với một tình yêu chưa được đáp đền… nên mới tương tư như thế. Nỗi tương tư buồn dịu ấy được đặt vào một khung cảnh bình dị đáng yêu trong hương đồng gió nội thuần khiết, trong sáng như một mối tình đan díu xưa cũ trong bài hát giao duyên thuở nào.

Có yêu lầm nhớ nhiều nên mới tương. Yêu lắm nhớ nhiều, mà không được “người tình” đáp lại, không được gặp mặt người yêu thì mới tương tư, mang nỗi buồn tương tư. “Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều – Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang” (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)

1 - Khổ thơ đầu nói lên nỗi “nhớ”, nỗi “mong” của kẻ đang yêu, nỗi nhớ mong đầy ắp trong lòng, đã thành “bệnh” bởi lẽ “tôi yêu nàng”:

“Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 15, 2011 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Bình giảng bài thơ "Tương tư" của Nguyễn BínhWhere stories live. Discover now