CHƯƠNG 5. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Bắt đầu từ đầu
                                    

2. Mâu thuẫn của công thức chung

Bản chất của công thức chung của tư bản T-H-T’ là giá trị sinh ra giá trị thặng dư; nhưng giá trị thặng dư (m) do đâu mà có, liệu lưu thụng hàng hoỏ cú làm cho tiền sinh ra và kộo theo việc hỡnh thành giỏ trị thặng dư (m)?

- Xét các trường hợp trong lưu thông có sinh ra giá trị thặng dư (m) không? a) Trong trường hợp trao đổi ngang giá, chỉ có sự thay đổi hỡnh thỏi của giỏ trị, từ tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền, tổng giỏ trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. b) Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, hàng hoá có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị. Nhưng, trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán, vừa là người mua. Cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù cho cái thiệt khi mua và ngược lại. Cho dù có người chuyên mua rẻ, bán đắt thỡ tổng giỏ trị toàn xó hội cũng khụng hề tăng lên, bởi vỡ số giỏ trị mà người này thu được chẳng qua cũng chỉ là sự ăn chặn số giá trị của người khác mà thôi. Như vậy, lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không hề tạo ra giá trị.

- Xét trường hợp ngoài lưu thông có sinh ra giá trị thặng dư (m) không? Câu trả lời là không, bởi khi người có tiền trong tay không tiếp xúc với lưu thông, đứng ngoài lưu thụng thỡ khụng thể làm cho số tiền của mỡnh lớn lờn được. “Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”[1]. Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản, C.Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn đó bằng lý luận về hàng hoỏ sức lao động.

3. Hàng hoá sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản

a. Hàng hoá sức lao động

- Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đũi hỏi sự hiện diện của một loại hàng hoá đặc biệt mà việc sử dụng nó có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Hàng hoá đó là sức lao động.

Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Sức lao động là cái có trước, là yếu tố tiềm năng, cũn lao động là quá trỡnh sử dụng sức lao động.

Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá. a) Người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mỡnh và chỉ bỏn sức lao động ấy trong một thời gian nhất định. b) Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mỡnh đứng ra tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ cũn cỏch bỏn sức lao động cho người khác sử dụng.

Việc sức lao động trở thành hàng hoá đánh dấu một bước ngoặt trong phương thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, là một bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến, Sự bỡnh đẳng về hỡnh thức giữa người sở hữu sức lao động với người sở hữu tư bản che đậy bản chất của chủ nghĩa tư bản- chế độ được xây dựng trên sự đối kháng lợi ích kinh tế giữa tư bản và lao động.

25 CÂU HỎI-TRẢ LỜI PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ