bài 6: luật dân sự

18.7K 8 0
                                    

BÀI 6. LUẬT DÂN SỰ

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT DÂN SỰ

1. Khái niệm luật dân sự a. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Luật dân sự Việt Nam điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội đời sống giao lưu dân sự là nhóm quan hệ về tài sản và nhóm quan hệ về nhân thân - Quan hệ về tài sản: là quan hệ giữa người với người thông qua tài sản. Tài sản (theo Điều 172 Bộ luật dân sự) bao gồm: vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tàisản. - Quan hệ nhân thân: là những quan hệ xã hội về những lợi ích tinh thần gắn với một chủ thể (cá nhân hay tổ chức) nhất định. b. Phương pháp điều chỉnh Luật dân sự sử dụng phương pháp bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự. Dựa vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh, ta có thể đưa ra khái niệm luật dân sự như sau: Luật dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta, điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.

2. Nguyên tắc của Luật dân sự (trong Bộ luật dân sự) - Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. - Nguyên tắc tuân thủ pháp luật. - Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền nhân thân. - Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản. - Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. - Nguyên tắc bình đẳng. - Nguyên tắc thiện chí, trung thực. - Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự. - Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nguyên tắc hòa giải. - Nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật.

II. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ

1. Quyền sở hữu

a. Khái niệm Quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh cá c quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

b. Nội dung của quyền sở hữu 􀂙 Quyền chiếm hữu Là quyền năng của chủ sở hữu trong việc nắm giữ, quản lý tài sản. Chủ sở hữu có quyền kiểm soát, làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí của mình mà không bị hạn chế 􀂙 Quyền sử dụng Là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng và khai thác những lợi ích khác của tài sản. Chủ sở hữu có quyền tự mình sử dụng hoặc giao cho người khác sử dụng thông qua hợp đồng cụ thể.

1� Quyền định đoạt Là quyền năng của chủ sở hữu trong việc quyết định số phận của tài sản. Quyền định đoạt tài sản thể hiện ở cả hai phương diện: + Một là, định đoạt về số phận thực tế của tài sản, như: tiêu dùng hết, hủy bỏ, từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản. + Hai là, định đoạt về số phận pháp lý của tài sản, tức là việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ người này sang người khác thông qua các hợp đồng bán, đổi, tặng, cho,...

2. Quyền thừa kế

a. Khái niệm Thừa kế là sự chuyển quyền sở hữu đối với di sản của người chết theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. b. Các loại thừa kế 􀂙 Thừa kế theo di chúc là việc di chuyển di sản thừa kế của người đã chết cho những người còn sống, theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Người lập di chúc có quyền: + Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để tặng, thờ cúng. + Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; + Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; + Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý, người phân chia di sản. Về hình thức, di chúc có thể lập thành văn bản hoặc bằng miệng nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định. 􀂙 Thừa kế theo pháp luật là việc di chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế không phải theo di chúc mà theo quy định của pháp luật. Thừa kế theo pháp luật phát sinh trong các trường hợp: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản. Thừa kế theo pháp luật còn có thể phát sinh trong trường hợp: + Có phần di sản không được định đoạt trong di chúc + Có phần di sản liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực; + Có phần di sản liên quan đến người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản hoặc chết trước người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Theo quy định của pháp luật thì những người thuộc hàng thừa kế theo quy định như sau: + Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. + Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 08, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

bài 6: luật dân sựNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ