Vai trò của thị trường chứng khoán

5.7K 7 0
                                    

1.            Tập trung tích tụ vốn cho thị trường

         Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43,7% vào năm 2007. Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP. Ước tính đến cuối năm 2010 sẽ đạt khoảng từ 40-50% GDP.

         Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động đạt gần 50.000 tỷ VND. Trong năm 2008, do sự suy giảm của TTCK, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng. Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành cổ phiếu. Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008, đạt 21.724 tỷ đồng.

         Trong 5 năm trở lại đây, lượng vốn huy động qua TTCK đạt khoảng 300.000 tỷ đồng, riêng năm 2007, tổng giá trị huy động vốn qua TTCK đạt 127 nghìn tỷ đồng, đã góp phần quan trọng giúp Chính phủ và các doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, làm cho nền kinh tế bớt phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

                         

                       

2.            Vai trò tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp

         Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng, nhu cầu về quản lý chuyên nghiệp cũng tăng theo. Bởi việc nắm giữ vốn không đi đôi với năng lực quản lý. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa, tiết kiệm vốn và chất xám (chính là việc kết hợp giữa người nắm giữ vốn nhưng không có khả năng quản lý với người quản lý tốt nhưng không có vốn trong tay). Một trong những biểu hiện của vai trò này có thể thấy thông qua quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

         Chúng ta biết rằng trong những năm trước thời kỳ đổi mới cũng như nhiều năm về sau này, việc hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả. Một trong những nguyên nhân là do nhà nước vừa là người sở hữu vừa là người quản lý các doanh nghiệp nhà nước mà không có sự giám sát nào từ bên ngoài. Chúng ta biết rằng tuy nói rằng nhà nước sở hữu và quản lý nhưng thực chất nhà nước cử ra những cá nhân đứng ra đảm nhận những công việc này. Động cơ nào thúc đẩy DNNN tìm kiếm lợi nhuận, động cơ nào thúc đẩy DNNN làm ăn uy tín, động cơ nào thúc đẩy DNNN minh bạch trong tài chính... hoàn toàn không có. Chính vì nhập nhằng giữa sở hữu và quản lý, đồng thời nguồn vốn lại từ ngân sách nhà nước, chính vì thế việc thất thoát vốn, tham nhũng, việc sử dụng vốn không hiệu quả đang là thực trạng đáng buồn của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Rất nhiều DNNN làm ăn yếu kém vẫn thường “sống sót” sau một thời gian dài thua lỗ.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Apr 22, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Vai trò của thị trường chứng khoánNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ