Tìm hiểu nguyên tắc "quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan

102K 19 15
                                    

Tìm hiểu nguyên tắc "quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp"

Trong mục IV Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng, khi đề cập đến vấn đề nhà nước, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (năm 1991) viết: "Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó" (1). Tiếp tục tổng kết thực tiễn, hoàn thiện và phát triển quan điểm nói trên của Cương lĩnh trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" (2). Đến năm 2001, với sáng kiến lập pháp của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX, Quốc hội khóa X đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, trong đó đã thể chế các quan điểm nói trên của Đảng thành một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây là một trong những quan điểm và là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới; thể hiện sự phát triển mới về nhận thức lý luận của Đảng và nhà nước ta trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Tuy nhiên, là nguyên tắc mới, nên ý nghĩa và nội dung của nó không phải đã được nhận thức thống nhất, vận dụng đầy đủ và đúng đắn vào thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Để góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận nguyên tắc hiến định nói trên, trong bài viết này, xin bàn về hai vấn đề:

- Một là: Quan niệm về quyền lực nhà nước là thống nhất;

- Hai là: Tại sao phải có sự phân công giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; ý nghĩa và nội dung của phân công, phối hợp ba quyền như thế nào?

1. Quan niệm về quyền lực nhà nước là thống nhất

Về vấn đề này, cho đến nay, trong nhận thức lý luận ở nước ta mới chỉ dừng lại ở quan niệm rằng, quyền lực nhà nước thuộc về một giai cấp hoặc liên minh giai cấp. Xét về bản chất giai cấp thì quyền lực nhà nước bao giờ cũng thống nhất trong tay giai cấp cầm quyền. ở nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, về cơ bản lợi ích giữa các giai cấp là phù hợp với nhau. Vì vậy, quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia. Nhấn mạnh tính thống nhất của quyền lực nhà nước là để khẳng định trong nhà nước ta không có sự phân chia quyền lực nhà nước; là để phủ nhận và đối lập với nguyên tắc phân quyền trong các nhà nước tư sản.

Tuy nhiên, đây là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần phải đi sâu tìm hiểu và vận dụng nó một cách đầy đủ và nhất quán trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Các khía cạnh của vấn đề về quyền lực nhà nước là thống nhất như: Thế nào là thống nhất quyền lực nhà nước? Quyền lực nhà nước thống nhất ở đâu? ý nghĩa của quyền lực nhà nước là thống nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước như thế nào? Các khía cạnh này đều cần được làm sáng tỏ về phương diện lý luận và nhận thức. Hiện nay, đang có các nhận thức khác nhau trên các khía cạnh này.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 03, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Tìm hiểu nguyên tắc "quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quanNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ