duong loi cach mang cua dang cong san viet nam

1.9K 3 0
                                    

Chương II (5 tiết)

ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945)

I. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939

1. Trong những năm 1930-1935

a) Luận cương Chính trị tháng 10-1930

* Hội nghị tháng 10-1930 của Đảng

- Tháng 4-1930, Trần Phú về nước hoạt động, tháng 7-1930, được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương. Đồng chí cùng Ban Chấp hành TW chuẩn bị Hội nghị lần thứ I của Đảng, Hội nghị họp từ 14 đến 30-10-1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), do Đ/c Trần Phú chủ trì.

- Hội nghị đã thông qua NQ về tình hình nhiệm vụ cần kíp của Đảng, thảo luận thông qua Luận cương chánh trị của Đảng, Điều lệ Đảng, điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương. ĐH bầu ra BCHTW Đảng mới do Trần Phú làm Tổng bí thư.

* Nội dung cơ bản của Luận cương

- Luận cương chính trị đã phân tích đặc điểm, tình hình XH thuộc địa nửa PK và những vấn đề cơ bản của CMTS dân quyền ở ĐD do giai cấp VS lãnh đạo.

- Luận cương chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là đ/chủ PK và tư bản ĐQ.

- Luận cương vạch phương hướng chiến lược cách mạng Đông Dương là: lúc đầu là một cuộc "cách mạng Tư sản dân quyền" có tính chất thổ địa và phản đế, "tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng", sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục "phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà đấu tranh thẳng lên con đường XHCN".

- Nhiệm vụ của cách mạng Tư sản dân quyền là: đánh đổ phong kiến, thực hiện cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho ĐD hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ đó liên quan mật thiết với nhau, vì có đánh đổ ĐQ mới phá được GC đ/chủ, để tiến hành CM thổ địa thắng lợi và có phá được chế độ PK mới đánh đổ được ĐQ. Trong hai nhiệm vụ này, luận cương xác định: "vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền".

- Về lực lượng, Luận cương chỉ rõ: GC vô sản vừa là động lực chính vừa là GC lãnh đạo CM. Dân cày là LL đông đảo nhất và là động lực mạnh của CM. TS thương nghiệp thì dứng về phía ĐQ và địa chủ chống lại CM, còn TS công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương, ĐQ. Tiểu tư sản thủ công nghiệp thì do dự, TTS thương gia không tán thành cách mạng; TTS trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa. Chỉ có các phần tử lao khổ mới đi theo CM thôi.

- Về phương pháp cách mạng: Để đạt được m/tiêu đánh đổ ĐQ và PK, giành CQ về tay công nông thì phải thực hiện thực hiện "võ trang bạo động". Võ trang bạo động để giành CQ là một nghệ thuật, "phải tuân theo khuôn pháp nhà binh".

- Quan hệ giữa cách mạng VN với CM th/giới, Luận cương khẳng định: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế giai cấp VS ĐD phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp, và phải mật thiết liên hệ với phong trào CM ở các nước thuộc địa và tăng cường LL cho cuộc đ/tranh CM ở Đông Dương.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 21, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

duong loi cach mang cua dang cong san viet namNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ