Cán cân thanh toán+ biện pháp rủi ro tỷ giá

272 0 0
                                    

Khái niệm: là 1 bảng thống kê ghi chép và phản ánh tất cả những giao dịch kinh tế của người cư trú và người không cư trú.

Ý nghĩa:

-         Vĩ mô:

+ Đối với CS KTĐN và CS TMQT: hỗ trợ quản lý và điều hành CS.

+ Kiểm soát sự di chuyển của các luồng vốn.

+ Điều hành CS Tỷ giá.

-         Vi mô:

+ Hỗ trợ cung cầu ngoại tệ và dự đoán tỷ giá.

+ Hỗ trợ hoạt động KD XNK.

+ Hỗ trợ hoạt động KD ngoại tệ.

 Kết cấu:

-         Cán cân thường xuyên:

+ Cán cân TM: ghi lại các khoản thu chi từ hoạt động XNK

+ Cán cân DV: khi lại các khoản thu chi từ hoạt động DV: TCNH, BH, BCVT, y tế, giáo dục…

+ CC TN: bao gồm thu nhập của người lao động, các khoản thu nhập từ đầu tư và tiền lãi của người cư trú và người không cư trú.

+ CC chuyển giao vãng lai 1 chiều: bao gồm những khoản viện trợ không hoàn lại, những khoản quà tặng và chuyển giao khác bằng tiền.

-         Cán cân vốn:

+ CC di chuyển vốn dài hạn: bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, gián tiếp và các hình thức đầu tư dài hạn khác.

+ CC di chuyển vốn ngắn hạn: bao gồm các khoản vốn đi ra hay đi vào dưới cá hình thức: tín dụng TM, tín dụng NH…

+ CC chuyển giao vốn 1 chiều: bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, xóa nợ…

Tình hình CCTTQT của VN thời gian gần đây:

·        Cán cân thường xuyên của Việt Nam thường xuyên ở vào tình trạng thâm hụt trong khoảng 10 năm gần đây (năm 2000, 2001 Việt Nam có thặng dư trong cán cân thường xuyên, tuy nhiên từ năm 2002-2010 cán cân thường xuyên liên tục rơi vào tình trạng thâm hụt).

·        Cán cân vốn của Việt Nam có được thặng dư lớn trong giai đoạn 2005-2008 do lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Từ năm 2009 trở đi cán cân vốn vẫn thặng dư nhưng có xu hướng giảm sút so với giai đoạn trước.

·        Cán cân dự trữ: Dự  trữ chính thức của Việt Nam dưới dạng vàng và ngoại tệ có dấu hiệu giảm sút từ sau năm 2008. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tính đến cuối năm 2010 chỉ có thể đáp ứng cho nhu cầu khoảng 8 tuần nhập khẩu. Đây là mức dự trữ rất thấp và sẽ rất khó khăn cho việc điều chỉnh cán cân thanh toán, bù đắp thâm hụt cán cân thường xuyên.

·        Nhìn tổng thể, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam tính đến hiện tại đã trải qua một thời kỳ thâm hụt dài và cần thiết phải có các biện pháp để cải thiện cán cân thanh toán hiện nay.

Câu 7: Xem xét biện pháp cắt giảm chi tiêu khi cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt.

Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cán cân thanh toán được cân bằng. Bội chi cán cân sẽ có tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế của quốc gia, quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế-xã hội khác. Do vậy, việc áp dụng những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân khi bội chi là một việc làm hết sức cần thiết nhằm cải thiện cán cân. Một trong những biện pháp đó là giảm bớt chi tiêu công. Giảm chi tiêu công sẽ tác động đến tổng cầu do đó góp phần cải thiện cán cân ngắn hạn. Chi tiêu công bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư. Chi thường xuyên gồm: chi hành chính sự nghiệp, chi tiếp khách, chi mừng sự kiện này kia... nếu ko hiệu quả or ko thực sự cần thiết thì N2 cần cắt giảm. Còn đối với chi đầu tư, để cắt giảm, Chính phủ cần rà soát, sắp xếp để tập trung vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, hiệu quả. Theo đó, những công trình chưa cấp thiết thì dừng lại chưa triển khai.Giảm chi tiêu công cũng thường đi đôi với chính sách thắt chặt tiền tệ, thuế khóa như: tăng lãi suất cho vay để giảm đầu tư, dùng công cụ thuế để hạn chế tiêu dùng nhất là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 10, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Cán cân thanh toán+ biện pháp rủi ro tỷ giáNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ