thuyet minh BINH NGO DAI CAO

Start from the beginning
                                    

Sau khi chiếm trọn được lãnh thổ, bình định được hai châu Thuận Hóa và Tân Bình ở cực nam đất nước, giáp với Chiêm Thành, Trương Phụ làm sổ kiểm tra dân đinh, đặt quan cai trị, coi giang sơn gấm vóc của nước ta như vẫn còn là Giao châu đời nhà Đường khi xưa. Tháng tám năm giáp ngọ (1414) Trương Phụ và Mộc Thạnh về Tàu đem theo tiền bạc vơ vét được và một số đông phụ nữ bị ép buộc phải đi theo. Trong thời gian lệ thuôïc nhà Minh tiếp theo đó (1414-1427), dưới sự cai trị thật dã man và tàn nhẫn của bọn tham quan Lý Bân và Mã Kỳ được cử sang thay cho Trương Phụ, dân ta bị sách nhiễu trăm đường khổ sở. Những chổ có mỏ vàng, mỏ bạc thì dân bị đốc thúc đi khai mỏ, thật là cực nhọc. Miền rừng núi thì người sơn cước bị lùa vào rừng, tìm ngà voi, sừng tê giác, săn bắn, đặt bẫy để bắt những loài chim qúy, những thú vật hiếm hoi để đưa về Tầu, dễ gây ra diệt chủng cho nhiều loài muông thú. Trong khi ấy thì lại có những người bản xứ, tuy cũng đã theo đòi nghiên bút, biết đôi chữ nghĩa, nhưng vì tham danh lợi, không cần liêm sỉ, ra làm quan với nhà Minh, ỷ thế vào giặc để tham nhũng bóc lột dân lành. Vào thời đại dân tình cực khổ, lòng người sầu oán, sĩ phu càng thấy tâm hồn ưu uất khi đọc lại mấy câu thơ cuối trong bài Thuật Hoài của liệt sĩ Đặng Dung

"Quốc thù vị phục, đầu tiên bạch,

Kỷ độ Long Tuyền, đái nguyệt ma"

tạm dịch là

"Thù nước chưa đền, đầu sớm bạc,

Dưới trăng mài kiếm, đã bao phen."

Nhưng đất nước ta, qua cơn bĩ cực lại tới tuần thái lai. Nhờ vận nước trở lại hanh thông, vị anh hùng áo vải ở Lam Sơn là Lê Lợi, vào mùa xuân năm mậu tuất (1418) đã dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch khắp nơi kể tội nhà Minh và kêu gọi người dân đồng lòng hiệp sức đuổi quân xâm lăng tàn bạo ra khỏi bờ cõi của non sông. Sau mười năm gian lao vất vả, Bình Định Vương nhờ được chính nghĩa, dùng sức yếu mà thắng được thế giặc mạnh, phá tan quân địch ở Tây Kinh, rồi kéo quân về uy hiếp Đông Đô, làm khiếp vía Chinh Di tướng quân là Vương Thông do Minh Đế cử sang cứu viện. Trong trận đánh cuối cùng, quân Minh lại tăng viện theo hai ngả, dùng Chinh Lỗ phó tướng quân Liễu Thăng theo đường Quảng Tây và Chinh Nam đại tướng quân Mộc Thạnh theo đường Vân Nam, những tưởng phen này lại phá thành dẹp lũy, đem bản đồ đất Giao châu về Minh triều dâng hiến. Nào ngờ quân của Bình Định Vương, đao mài lưỡi cho sắc, mũi thương nung cho nhọn, quân sĩ hăng say quyết lòng tử chiến với địch, ở trận Chi Lăng Liễu Thăng bị đại bại, để rồi tử vong tại Mã Yên Sơn, tướng nhà Minh thì Lương Minh tử trâïn, Lý Khánh đâm cổ tự vẫn. Đám tàn quân do đô đốc Thôi Tụ và thượng thư Hoàng Phúc thu thập, kéo nhau chạy về Lạng Giang cũng bị những hổ tướng của Bình Định Vương là Lê Khôi và Nguyễn Xí đem quân thiết kỵ đuổi theo truy kích và vây bắt để rồi kẻ dập đầu tạ lỗi, người qùy gối đầøu hàng. Bình Định Vương, lấy nhân nghĩa để thu phục lòng người nên mở đường cho Vương Thông dâng biểu về vua Tuyên Tông nhà Minh để xin cầu hoà. Đến tháng chạp năm Đinh Mùi (1427), Vương y lời hội ước, tha chết cho quân Minh, cấp cho thủy quân 500 chiếc thuyền và giao cho bọn Phương Chính và Mã Kỳ quản lĩnh để dương buồm ngược về Bắc phương, và cùng một lúc thả 2 vạn quân sĩ đã ra hàng cho Tham tướng nhà Minh là Mã Anh chấp lãnh, rồi đưa qua sông Nhị Hà để lục tục kéo về Tầu cùng với chủ tướng Vương Thông đi đoạn hậu. Đuổi được quân thù ra ngoài bờ cõi, toàn dân Việt đã hoan ca mở một kỷ nguyên mới, tự chủ cho giang sơn.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Jan 23, 2011 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

thuyet minh BINH NGO DAI CAOWhere stories live. Discover now