ô nhiễm môi trường

Bắt đầu từ đầu
                                    

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc

2. Ô nhiễm không khí.

Không chỉ có môi trường nước mà môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Mặc dù đất nước chúng ta nền công nghiệp chưa phát triển nhưng ô nhiễm không khí đã xãy ra. Ở Hà Nội, tại khu vực nhà máy dệt 8 – 3, nhà  máy  cơ  khí  Mai  Động.  Khu  công  nghiệp  Thượng  Đình,  khu  công nghiệp Văn Điển, nhà máy Rượu…không khí đều đã bị ô nhiễm nặng. Ở Hải Phòng , ô nhiễm nặng ở khu nhà máy Xi mămg, nhà máy Thủy Tinh và Sắt tráng men… Ở  thành phố Hồ Chí Minh và cụm công nghiệp Biên Hòa không khí cũng bị ô nhiễm bởi nhiều nhà máy. Hầu như tất cả các nhà máy hóa chất đều gây ô nhiễm không khí. Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, cụ thể nồng độ chì đo đượ cừ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m³, quá chuẩn cho phép khoảng 1,5 lần.  Dân cư sống ở các vùng nói trên thường mắc các bệnh đường hô hấp, da và mắt

3. Ô nhiễm đất.

Về môi trường đất, kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long (Bình Phước) hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.

Đồng thời do tập quán dùng phân bắc và phân chuồng tươi theo các hình thức (bón lót, pha loãng để tưới,…) trong canh tác vẫn còn  phổ  biến gây ô nhiễm trầm trọng môi trường đất, tại  vùng  trồng  rau  Mai  Dịch,  Từ  Liêm,  Hà  Nội  mật  độ trứng giun đũa là 27,4 trứng/100g đất, trứng giun tóc 3,2 trứng/100g đất (Trần  Khắc  Thi,  1966).  Theo  điều  tra  của  Viện  Thổ  nhưỡng  Nông  hóa (1993 – 1994) tại một số vùng trồng rau, người dân chủ yếu sử dụng phân bắc tươi với liều lượng khoảng từ 7 – 12 tấn/ha. Do vậy trong 1 lít nước mương  máng  của  khu  trồng  rau  có  tới  360  E.  coli  ;  ở  giếng  nước  công cộng là 20, còn trong đất lên tới 2 x 105/100g đất. Chính vì thế, khi điều tra sức khỏe người trồng rau thường xuyên sử dụng phân bắc tươi có tới 60% số người tiếp xúc với phân bắc từ 5 – 20 năm bị bệnh thiếu máu và các bệnh ngoài da.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 12, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

ô nhiễm môi trườngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ