cau6: trinh bay va phan tich tu duy ve kinh te thi truong...

4.1K 3 1
                                    

Câu 6: Trình bày và phân tích tư duy về kinh tế thị trường của Đảng ta trong thời kỳ

đổi mới (ĐH 6 10)

Định nghĩa: Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác

động với nhau  theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số  lượng hàng hoá,

dịch vụ trên thị trường.

Sau khi chế độ quản lý bao cấp rơi vào khủng hoảng và nhu cầu thiết thực là  cần có một

cơ chế quản lý mới. Đại hội VI khẳng định “Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với

đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm

nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế

việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng

suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối lọan trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện

tượng tiêu cực trong xã hội”   với quyết định này Đảng ta đã có những nhận thức mới, có

sự thay đổi rõ rệt về  nhận thức về nền kinh tế thị trường.

  Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển

chung của nhân lọai:  đây là nhận thức cơ bản và quan trọng nhất, Nếu trước

CNTB kinh tế thị trường còn ở thời kỳ manh nha,trình độ thấp  thì đến CNTB nó

đạt đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống con người trong xã hội đó. Điều đó khiến

không ít người nghĩ rằng, kinh tế thị  trường là sản phẩm riêng của CNTB.Trước

đây khi nhắc đến tư bản là chúng ta, những người trong đất nước XHCN lại nghĩ

đến những j xấu xa, nguy hiểm, nhưng bây giờ chúng ta đã nhận định khác, đó là

nền kinh tế tất yếu của sự phát triển của nhân loại. nền KTTT ko phải là của CNTB

mà là một nền kinh tế hàng hóa ở trình độ cao.đấy là thành tựu của nhân loại và

đương nhiên chúng ta muốn theo kịp tiến bộ của nhân  loại thì ko thể ko đi theo

con đường KTTT.

  Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH:  KTTT

là thành tựu chung của nhân loại, nó tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức

sản xuất khác nhau. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường không phải là phát

triển TBCN và xây dựng kinh tế XHCN không dẫn đến phủ định kinh tế thị trường.

nền kinh tế của nước ta hoạt  động theo cơ chế “cơ chế thị trường có sự quản lý

của nhà nước”. Nhà nước quản lý nền kinh tế để định hướng, dẫn dắt các thành

phần kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh theo

cơ chế  thị  trường, kiểm soát và xử  lý các sai phạm trong hoạt động kinh tế, bảo

đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

  Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta: với

những đặc điểm của mình, nền kinh tế thị trường chứng tỏ rằng đó là sự lựa chọn

hoàn hảo và cần thiết để phát triển kinh tế- xã hội.   Các chủ  thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ  trong sản xuất kinh

doanh

  Nền kinh tế có tính mở cao, vận hành theo các quy luật giá trị, cung cầu,

cạnh tranh

  Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ

và hòan hảo

  Có hệ thống pháp quy kiện tòan và sự quản lý vĩ mô của nhà nước

  Càng về sau Đảng ta càng nhận thức rõ tầm quan trọng của nền KTTT, Đại hội IX

xác định nền kinh tế  thị  trường định hướng XHCN  là mô hình kinh tế  tổng quát

của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH  Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều

thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định

hướng XHCN

  Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của định hướng XHCN trong phát

triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện:

  Mục đích phát triển:

o  Thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân  chủ, văn

minh

o  Giải phóng LLSX

o  Nâng cao đời sống nhân dân

o  Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo

o  Khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng

  Phương hướng phát triển

o  Tồn tại nhiều hình thức sở hữu

o  Nhiều thành phần kinh tế

o  Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

  Định hướng xã hội và phân phối

o  Thực hiện tiến bộ  và công bằng xã hội ngay trong từng bước và

từng chính sách phát triển

o  Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo.

o  Phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả KT, phúc lợi XH

  Quản lý

o  Phát huy vai trò làm chủ XH của nhân dân

o  Bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp

quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng

Với những quan điểm ngày càng tiến bộ,Đảng ta đã cho thấy sự thay đổi lớn trong

nhận thức, đã loại bỏ được một phần bệnh chủ  quan duy ý chí. Biết tiếp nhận

những tiến bộ của thời đại, bỏ qua một phần cái tôi để có thể hội nhập với thế

giới.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 04, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

cau6: trinh bay va phan tich tu duy ve kinh te thi truong...Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ