So sánh luật hành chính

21.4K 19 7
                                    

So sánh LHC vs luật khác

. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI MỘT SỐ NGÀNH LUẬT

KHÁC 

Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật khác nhau, mỗi ngành luật

điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất  định với những  đối tượng riêng và bằng những

phương pháp điều chỉnh nhất định. Ngoài việc phân biệt các ngành luật với nhau nhằm làm rõ sự đặc thù của mỗi ngành luật, còn phải thấy được mối quan hệ giữa chúng trong một chỉnh thể hoàn chỉnh: hệ thống pháp luật Việt Nam.

1 Luật hành chính và luật hiến pháp 

Luật hiến pháp là ngành luật có đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội cơ bản

nhất, quan trọng nhất như chính sách cơ bản của nhà nước trong lĩnh vực đối nội đối ngoại; chế độ kinh tế - chính trị; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của nước ta; thiết lập bộ máy nhà nước. Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp rộng hơn đối tượng điều chỉnh của luật hành chính. 

Luật hành chính giữ vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy

phạm pháp luật nhà nước để từ đó điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt

động chấp hành và điều hành của nhà nước. Ngược lại, các vấn đề quyền công dân, về tổ

chức bộ máy bộ máy nhà nước được quy định cơ bản trong hiến pháp, thể hiện rõ tính ưu

việt trong các quy phạm pháp luật hành chính.

3 Luật hành chính và luật hình sự  

Cả hai ngành luật này đều có các chế định pháp lý quy định hành vi vi phạm pháp

luật và các hình thức xử lý đối với người vi phạm. Trong cả hai quan hệ pháp luật này, ít

nhất là một bên trong quan hệ nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước. 

-  Hơn nữa, việc phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm hành chính đôi khi khá phức

tạp, nhất là những trường hợp vi phạm hành chính "chuyển hoá" thành tội phạm.

 -  Luật hành chính quy định nhiều nguyên tắc có tính bắt buộc chung, ví dụ như: quy

tắc an toàn giao thông, quy tắc phòng cháy chữa cháy, quy tắc lưu thông hàng hoá, văn hoá phẩm. Trong một số trường hợp, khi vi phạm quy tắc ấy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ như: hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, trốn thuế...Những hành vi nêu trên nếu được thực hiện lần đầu với số lượng không lớn thì là vi phạm hành chính, còn nếu với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn tái phạm thì đó là tội phạm. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt cơ bản sau:

Luật hình sự quy định hành vi nào là tội phạm, hình phạt nào áp dụng cho hành vi

phạm tội, điều kiện, thủ tục áp dụng. Để xác định hành vi nào thuộc đối tượng điều chỉnh

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Dec 19, 2010 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

So sánh luật hành chínhWhere stories live. Discover now