carbon ở vị trí α. Hầu hết các amino acid thu nhận được khi thuỷ phân

protein đều ở dạng L-α amino acid. Như vậy các protein chỉ khác nhau ở

mạch nhánh (thường được ký hiệu: R).

Hình: 3.1. Công thức cấu tạo chung của các amino acid

3.1.2. Phân loại amino acid

Hiện nay người ta phân loại amino acid theo nhiều kiểu khác nhau,

mỗi kiểu phân loại đều có ý nghĩa và mục đích riêng. Tuy nhiên, họ đều

dựa trên cấu tạo hoá học hoặc một số tính chất của gốc R. Ví dụ có người

chia các amino acid thành 2 nhóm chính là nhóm mạch thẳng và nhóm

mạch vòng.

Trong nhóm mạch thẳng lại tuỳ theo sự có mặt của số nhóm

carboxyl hay số nhóm amine mà chia ra thành các nhóm nhỏ, nhóm amino

acid trung tính (chứa một nhóm COOH và một nhóm NH2); nhóm amino

acid kiềm (chứa một nhóm COOH và hai nhóm NH2); nhóm amino acid

acid (chứa hai nhóm COOH và một nhóm NH ). 2

Trong nhóm mạch vòng lại chia ra thành nhóm đồng vòng hay dị

vòng v.v...

Có người lại dựa vào tính phân cực của gốc R chia các amino acid

thành 4 nhóm: nhóm không phân cực hoặc kỵ nước, nhóm phân cực

nhưng không tích điện, nhóm tích điện dương và nhóm tích điện âm.

Tuy nhiên, hiện nay cách phân loại các amino acid đang được

nhiều người sử dụng nhất là dựa vào gốc R của amino acid và được chia

làm 5 nhóm:

Nhóm I. Gồm 7 amino acid có R không phân cực, kỵ nước, đó là:

glycine, alanine, proline, valine, leucine, isoleucine và methionine. (Hình 3.2)

49

Hình 3.2. Công thức cấu tạo của các amino acid nhóm I

Nhóm II. Gồm 3 amino acid có gốc R chứa nhân thơm, đó là

phenylalanine, tyrosine và tryptophan (Hình 3.3.)

Hình 3.3. Công thức cấu tạo của các amino acid nhóm II

50

Nhóm III. Gồm 5 amino acid có gốc R phân cực, không tích điện,

đó là serine, theonine, cysteine, aspargine và glutamine (Hình 3.4)

Hình: 3.4. Công thức cấu tạo của các amino acid nhóm III

Nhóm IV. Gồm 3 amino acid có R tích điện dương, đó là lysine,

histidine và arginine, trong phân tử chứa nhiều nhóm amin (hình 3.5).

Hình 3.5. Công thức cấu tạo các amino acid nhóm IV

51

Nhóm V. Gồm 2 amino acid có gốc R tích điện âm, đó là aspartate

và glutamate, trong phân tử chứa hai hóm carboxyl (hình 3.6).

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 12, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

ProteinNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ