Đạo Đức Kinh-Lão Tử-phiên âm và bản dịch của lê hiếu

58.4K 28 10
                                    

Đạo khả đạo, phi thường đạo ; danh khả danh, phi thường danh. Vô, danh thiên địa chi thủy ; hữu, danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; thường hữu dục dĩ quán kì hiếu. Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.

Dịch Nghĩa:Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.

"Không", là gọi cái bản thủy của trời đất; "Có" là gọi mẹ sinh ra muôn vật. Cho nên, tự thường đặt vào chỗ "không" là để xét cái thể vi diệu của nó [đạo]; tự thường đặt vào chỗ "Có" là để xét cái [dụng] vô biên của nó.

Hai cái đó [Không và Có] cũng từ đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu. Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kỳ diệu.lao tzuChương đầu này là một trong những chương quan trọng nhất mà lại làm cho ta chúng ta lúng túng nhất vì không biết chắc được Lão Tử muốn nói gì. Lão Tử chỉ bảo: Đạo không thể diễn tả được, mà không nói rõ tại sao. Đạo là "không", siêu hình, là bản nguyên (hoặc tổng nguyên lý của vũ trụ), cái "thể" của nó cực kỳ huyền diệu; mà cái "dụng" của nó lại vô cùng (vì nó là MẸ của vạn vật), cho nên người thường chúng ta - một phần tử cực kỳ nhỏ bé của nó, đời sống lại cực kỳ ngắn ngủi - may lắm là thấy được vài quy luật của nó, vài cái "dụng" của nó chứ không sao hiểu nó được. Lão Tử mở đầu Đạo Đức Kinh bằng 6 chữ như có ý báo trước cho ta rằng ông sẽ chỉ có thể gợi cho ta ít điều về đạo thôi, để cho ta suy nghĩ, tìm hiểu lấy bằng trực giác, chứ ông không chứng minh cái gì cả. Chính ông, ông cũng không hiểu rõ về đạo, ngôn ngữ của ông không diễn tả nó được. Tóm lại, đại ý chương này là: đạo vĩnh cửu bất biến, không thể giảng được, không thể tìm một tên thích hợp với nó được; cái thể của nó là "không", huyền diệu vô cùng, mà cái dụng của nó là "hữu" lớn lao vô cùng.

Chương 2

Thiên hạ giai tri mĩ chi vi mĩ. Tư ác dĩ. Giai tri thiện chi vi thiện. Tư bất thiện dĩ. Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hoà, tiền hậu tương tuỳ. Thị dĩ thánh nhân xứ vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo; vạn vật tác yên nhi bất từ, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, công thành nhi phất cư. Phù duy bất cư, thị dĩ bất khứ.

Dịch Nghĩa:

Ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác. Là vì "Có" và "Không" sinh lẫn nhau; "Dễ" và "Khó" tạo nên lẫn nhau; "Ngắn" và "Dài" làm rõ lẫn nhau; "Cao" và "Thấp" dựa vào nhau; "Âm" và "Thanh" hòa lẫn nhau; "Trước" và "Sau" theo nhau. Cho nên, thánh nhân xử sự theo thái độ "Vô Vi" dùng thuật "không nói" mà dạy dỗ, để cho vạn vật tự nhiên sinh trưởng mà không can thiệp vào, khéo nuôi dưỡng vạn vật mà không chiếm làm của mình, làm mà không cậy khéo, việc thành mà không quan tâm tới. Vì không quan tâm tới nên sự nghiệp mới còn hoài.

Lời bàn:

laoziChương này về đại ý thì ai cũng nhận rằng Lão Tử nói về luật tương đối (sự vật không có gì là tuyệt đối hay xấu, so với cái này thì là tốt, so với cái khác lại là xấu, lúc này là tốt, lúc khác là xấu) và phản đối thói đương thời, nhất là phái Khổng, phái Mặc dùng trí mà phân biệt rõ rànhg xấu, tốt, khiến cho người ta bỏ tự nhiên đi mà cầu tốt, bỏ xấu, hóa ra trá ngụy, do đó sinh hại. Ông khuyên ta cứ để cho dân sống theo tự nhiên mà đừng can thiệp (thái độ vô vi), đừng đem quan niệm sai lầm về tốt xấu mà uốn nắn dân (thuật bất ngôn chi giáo), như vậy sẽ thành công mà sự nghiệp sẽ bất hủ vì chính đạo cũng không làm khác.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 22, 2008 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Đạo Đức Kinh-Lão Tử-phiên âm và bản dịch của lê hiếuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ