Chương VI: Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và

Bắt đầu từ đầu
                                    

b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng, dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Sự xuất hiện, phát triển của các độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới. Ngân hàng từ chỗ chỉ là kẻ trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay trở nên có quyền lực vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội tư bản. Trước sự khống chế và chi phối ngày càng xiết chặt của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vàongân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn đểchi phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ chomình. Quá trình độc quyền hoá trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính.Theo V.I. Lênin: "tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản củanhững liên minh độc quyền các nhà công nghiệp” Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính.Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua “chế độ tham dự”. Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà nắm được một công tylớn nhất với tư cách là công ty gốc (hay là "công ty mẹ”); công ty này lạimua được cổ phiếu khống chế, thống trị được công ty khác, gọi là "công tycon”; "công ty con" đến lượt nó lại chi phối các "công ty cháu" cũng bằngcách như thế... Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàntheo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tưbản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bảnlớn gấp nhiều lần. Ngoài "chế độ tham dự", bọn đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu được lợi nhuận độc quyền cao.Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chínhtrị và các mặt khác. Về mặt chính trị, bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạtđộng của các cơ quan nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụlợi ích cho chúng. Sự thống trị của bọn tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa phátxít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua vũ trang gây chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nướcđang phát triển và chậm phát triển.

c. Xuất khẩu tư bản

V.I. Lênin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hoá là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì: - Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có một số "tư bản thừa" tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư ở trong nước.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 23, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Chương VI: Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền vàNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ