ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

33.6K 32 3
                                    



I. VỊ TRÍ – ĐỊA LÍ – GIỚI HẠN:

1. Vị trí:


* Phần đất liền:

– Điểm cực Bắc : 22 độ 22’B ( Lũng Cú – Hà Giang )
– Điểm cực Nam: 8 độ 30’B ( Xó rạch Tàu – Năm Căn – Cà Mau )
– Điểm cực Động : 109 độ 24’Đ ( bán đảo Hòn Gốm – Khánh Hoà )
– Điểm cực Tây : 102 độ 10’Đ ( Apachải )

* Trên biển:

– Bao gồm vùng nội thủy ( từ bờ biển đến đường cơ sở )
– Từ đường cơ sở ra 12 hải lí là vùng lãnh hải, thêm 12 hải lí nữa là vùng chuyển tiếp
– Từ đường cơ sờ ra 200 hải lí là vùng đặc quyền kinh tế ( 1 hải lí = 1852 m )
– Nếu tính từ 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa thì giới hạm phía đông của Việt Nam đến 117độ Đ, phía nam xuống đến 6độB.

→ Việt Nam nằm gọn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu có chế độ khí hậu nóng ẩm quanh năm, là trung tâm của Đông Nam Á với hai mặt giáp biển vừa gắn liền với lục địa Á – Âu vừa thông ra Thái Bình Dương

2. Diện tích:

* Phần đất liền:

Diện tích 330.991 km2, trải dài theo hường Bắc – Nam hơn 2000km. chiều ngang tuỳ nơi rộng nhất là 600km ( Bắc Bộ ), hẹp nhất là 50km ( Quảng Bình ). Riệng đường bờ biển dài 3260km ( chưa tính các đảo ).

* Phần trên biển:

– Riệng phần mặt nước thuộc lãnh hải Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 trong đó có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, tập trung nhiều nhất là ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
– Một số đảo lớn: cái Bầu, Cái Bàn, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Sơn
– Có hai quần đảo chính là Hoàng Sa, Trường Sa

3. Biên giới:

Việt Nam có đường biên giới tiếp giáp với nhiều nước trên đất liền kể cả biển

* Trên đất liền:

– Phía bắc giáp Trung Quốc đường biên giới dài 1400km
– Phía tây giáp Lào đường biên giới dài 2067km; Campuchia có đường biên giới dài 1080km.

* Trên biển: Việt Nam tiếp giáp với nhiều nước.

– Tiếp giáp với Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Indonesia, Brunây, Malaysia, Thái Lan, Campuchia.
– Đến nay về phân biệt ranh giới trên biển chưa rõ ràng trừ Trung Quốc ( tại vịnh Bắc Bộ Việt Nam chiếm 53,3% diệb tích, Trung Quốc chiếm 46,7% diện tích), đối với các quốc gia còn lại vẫn còn tranh chấp mặc dù VN có đủ chứng cứ về LS chứng minh nguồn gốc 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của VN

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

1. Việt Nam có tính biển ( Hải dương) lớn nhất so với các nước trên bán đảo Trung Ấn:


– Với hình dạng chữ S hai mặt giáp biển, nếu lấy diện tích chia cho chiều dài đường bờ biển thì cứ 100km2 thì có 1km bờ biển ( gấp 6 lần trung bình TG ), nếu lấy diện tích đất liền so với diện tích biển của VN thì cứ 1 km2 đất liền có 4km2 biển ( gấp 1,7 lần trung bình TG )→ Qua đó có thể giải thích được tại sao thực vật ở Việt Nam lại xanh tươi quanh năm.

– Biển Đông là một biển kín với diện tích 3,447 triệu km2 chứa 4 triệu m3 nước, đay là vùng dự trữ ẩm và nước lớn ( thứ 2 TBD và thứ 3 TG ). Vì vậy các loại gió thổi vào VN mang lượng ẩm khá lớn và gây mưa to vào mùa hạ làm cho độ ẩm không khí luôn trên 80% nên cây cối xanh tươi quanh năm cũng như quá trình phong hoá diễn ra nhanh → Các tầng đất tương đối dầy

– Biển Đông rất giàu về tài nguyên:

+ Có nhiều loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực, cua,rong biển, đồi mồi, yến xào và nhiều loại cá.

+ Ngoài ra thềm lục địa còn có nhiều khoáng sản nhất là dầu mỏ và kí đốt.

+ Trên biển có nhiều cảnh đẹp, khí hậu trong lành thuận lợi phát triển nhiều khu du lịch nổi tiếng như: vịnh Hã Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên…

+ Ngoài ra biển còn có giá trị rất lớn về giao thông hàng hải nội địa và quốc tế , cũng như nhiều nơi có địa hình thuận lợi để xây dựng cảng lớn ( Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu… )

2. Việt Nam là nước có nhiều đồi núi, đồng bằng chỉ là những châu thổ ven biển với tổng diện tích không quá ¼ lãnh thổ.

– Đồi núi chiếm ¾ diện tích làm ảnh hưởng rất lớn đến các đặc điểm tự nhiên khác của VN:

– Tính ¾ đồi núi khiến cho cảnh quan tự nhiên rất đa dạng, với nhiều nền địa chất, nhiều kiểu địa hình, nhiều kiểu khí hậu.

– Hệ thống núi ở VN đa dạng và phân bậc ( thời gian nâng khác nhau, cường độ nâng khác nhau…) 70% diên tích dưới 500m, từ 500 – 1000m chiếm 15% diện tích, từ 1000 – 2000m chiếm 14% diện tích, trên 2000m chiếm 1% diện tích → đồi núi thấp, sự phân bậc này đã hình thành các đai cao trong tự nhiên: khởi đầu là đai nhiệt đới trên núi, Á nhiệt đới và ôn đới trên núi ( từ 500m trở xuống là nhiệt đới, từ 500 – 2600m là á nhiệt đới trên núi, từ 2600m trở lên là đai ôn đới trên núi ).

– Đồi núi VN tuy thấp nhưng rất hiểm trở, giao thông khó khăn do địa hình bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc ( TB cứ 1km2 có 1km sông ) làm cho địa hình đồi núi VN có nhiều sườn dốc ảnh hường đến việc khai thác nông nghiệp, GTVT và đặc biệt là chống xói mòn.

→ Tuy nhiên chính địa hình đồi núi đã mang lại cho VN nhiều nguồn lợi lớn về kinh tế: khoáng sản, thủy điện, khí hậu đồi núi mát mẻ phong cảnh đẹp đem đến nguồn lợi du lich rất lớn.

– Đồng bằng tuy nhỏ nhưng phì nhiêu, thuận tiện đi lại, tập trung nhiều dân cư, đô thị

3. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm:

– Do vị trí nằm trong vùng nhiệt đới nên VN có bức xạ mặt trời cao ( 130kcal/cm2/năm), cân bằng bức xạ nhiệt luôn luôn dương ( 75kcal/cm2/năm ). Tổng nhiệt độ năm cao khoảng 90000C/năm, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C và có tính tăng dần từ Bắc vào Nam


– Cân bằng ẩm luôn luôn dương khiến cho cây cối luôn luôn xanh tươi quanh năm, cây trồng 1 năm 3 – 4 vụ, rừng phát triển mạnh thành các kiểu rừng rậm nhiệt đới xanh quanh năm và các kiểu rừng thứ sinh do con người tác động. Tuy nhiên ở sườn khuất gió khí hậu khô khan, lượng mưa 700 – 1000mm/năm. Như ở Yên Châu ( Tây Bắc ), Sông Mã, Mường Xén, Nha Trang, Bình Thuận → thực vật chủ yếu là xaxan và cây bụi.

– Đại bộ phận lãnh thổ có mưa vào mùa hạ ( tháng 5 đến tháng 10 ) do gió mùa Tây Nam và Đông Nam mang lại. Mùa khô từ tháng 11 – 4 do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh khô, đồng thời làm cho miền bắc hình thành mùa Đông lạnh có nhiệt độ trung bình từ 15 – 160C, có khi 5 – 60C, vùng núi có thể 00C, nên hiệb tượng sương múi, băng giá khá phộ biến. Từ thực vật tự nhiên ở miền Bắc chủ yếu là các loài cây chịu lạnh vào mùa đông thuộc họ đậu và vang. Ơû miền Nam do nòng quanh năm nên thực vật tự nhiên chủ yếu là thuộc họ dầu. Ơû vùng núi cao khí hậu lạnh có thông, dẻ re, samu, pơmu.

4. Việt Nam có sự phân hoá theo không gian lớn:


Tự nhiên VN có sự thay đổ lớn từ Bắc – Nam, từ Đông – Tây và từ thấp lên cao.

a. Từ Bắc vào Nam

Nguyên nhân của sự phân hoá là do gió mùa Đông Bắc, làm cho miền Bắc hình thành đới gió mùa chí tuyến có tổng nhiệt độ năm khoảng 75000C ( từ 160B trở ra ) – phát triển đới rừng gió mùa chí tuyến. Ranh giới là đèo Hải Vân. Phía nam đèo Hải Vân là đới rừng á xích đạo với tổng nhiệt độ năm khoảng 90000C. Trong đó có nhiều á đới:

– Á đới có mùa đông rõ rệt: nằm ở phía Bắc vĩ độ 18độ B ( dãy Hoành Sơn )

– Á đới không có mùa đông rõ rệt: nằm từ vĩ độ 18độ B → 16độ B ( dãy Bạch Mã )

– Á đới không có mùa khô rõ rệt: từ vĩ độ 16độ B đến 14độ B ( dãy Ngọc Lĩnh mưa do gió mùa Đông Bắc vào mùa đông và gió mùa Tây Nam vào mùa hè ).

– Á đới có mùa khô rõ rệt: phía nam vĩ độ 14độ B

b. Từ Đông sang Tây

Gồm 3 vùng: biễn và thềm lục địa, đồng bằng, đồi núi và cao nguyên.

– Vùng biển và thềm lục địa: thềm lục địa được tính từ bờ biển đến độ sâu 200m. thềm lục địa ở VN có hình dạng giống như trê đất liền, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là những vịnh nông có độ sâu trung bình 50m, ở Trung Bộ đường đẳng sâu 200m cách bờ biển 30km.

– Vùng đồng bằng: VN có hệ thống đồng bằng trải dài từ Móng Cái đến Hà tiên tuy nhiên bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp do các nhánh đồi núi lan ra sát biển.

– Vùng đồi núi: có sự phân hoá rất lớn

+ Phía bắc Sông Hồng gồm các dãy núi có dạng cánh cung qui tụ về phía Tam Đảo.

+ Từ Sông Hồng đến dãy Bạch Mã đèo Hải Vân núi có dạng dải ( kéo dài không liên tục ) theo hướng Tây bắc – Đông Nam với nhiều đỉnh cao trên 3000m.

+ Phía nam Hải Vân núi toả rộng ( dạng toả rộng ) và lan ra sát biển với nhiều hướng khác nhau ôm lấy dãy cao nguyên bazan ở phía tây.

c. Từ thấp lên cao:

Do sự tăng bức xạ sóng dài của mặt đất làm giảm cán cân bức xạ ( bức xạ sóng ngắn là từ MT xuống mặt đất và bức xạ sóng dài là từ mât đất trở lại ), từ đó có các đai cao như sau:

– Đai noiä chí tuyến chân núi ( từ 0 – 600m) : có tổng nhiệt độ năm > 7500độ C, nhiệt độ trung bình > 25độ C, có thể chia thành các á đai:

+ Từ 0 – 100m

• Miền Bắc có mùa đông lạnh, nhiệt độ < 18độ C
• Miền Nam nóng quanh năm

+ Từ 100 – 300m

• Miện Bắc có mùa đông rét , nhiệt độ < 15độ C
• Miền Nam nóng giảm

+ Từ 300 – 600m

• Miền Bắc đa số có mùa đông rét
• Miền Nam nóng giảm đi một nửa

– Đai á nhiệt đới trên núi ( 600 – 2600m): tổng nhiệt độ năm chỉ đạt trên 4500độ C. Mùa hè mát, nhiệt độ trung bình khoảng 25độ C. Thực vật chủ yếu là các loại cây á nhiệt đới và ôn đới chân núi.

+ Đai từ 600 – 1000m mang tính chuyển tiếp.
+ 1000 – 1600m mang tính điển hình á nhiệt
+ 1600m trở lên mang tính pha ôn đới.

– Đai ôn đới trên núi ( trên 2600m ): có tổng nhiệt độ năm dưới 4500độ C, quanh năm rét nhiệt độ trung bình dưới 15độ C, mùa đông dưới 10độ C. thực vật chủ yếu là các loài cây lá kim và các loài cây thấp ( càng lên cao gió càng nhiều ) như là đổ quyên, lãnh sam, thiết sam.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 21, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ