50 NĂM LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 7

8.6K 15 4
                                    

50 NĂM LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 7

(1945 - 1995)

MỞ ĐẦU

MIỀN ĐÔNG NAM BỘ - CÁC TỔ CHỨC VŨ TRANG ĐẦU TIÊN

Miền Đông Nam Bộ là cụm danh từ chỉ vùng đất phía đông của Nam Bộ,gồm thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh ( theo sự phân chia địa lý hành chính thời kỳ trước năm 1945). Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), miền Đông Nam Bộ thuộc tổ chức quân sự Khu 7 và khu Sài Gòn - Chợ Lớn, sau là Phân liên khu miền Đông. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), miền Đông Nam Bộ được chia thành hai quân khu: Quân khu 7 và Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, miền Đông Nam Bộ tương ứng với phạm vi tổ chức quân sự Quân khu 7, gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh và Long An.

Địa hình miền Đông Nam Bộ tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 20 đến 200m so với mặt nước biển, gồm các khu vực đất đỏ bazan, phù sa cũ, phù sa mới và vùng đồng bằng trũng thấp. Núi chỉ xuất hiện rả rác, đột xuất ở hầu khắp các tỉnh như Bà Đen, Bà Rá, Chứa Chan, Mây Tào, Thị Vải... Rừng chiếm một phần ba diện tích đất tự nhiên, không kể vùng rừng tràm gió mạn đông bắc Đồng Tháp Mười, vùng đám lá tối trời ở hạ sông Vàm cỏ và các đồn điền cao su phân bố ở hầu khắp các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh.Vào buổi đầu kháng chiến chống Pháp, rừng ở miền Đông Nam Bộ phần lớn còn nguyên sinh với thảm thực vật và động vật có đầy đủ đặc trưng của vùng rừng nhiệt đới Châu Á. Đường biên giới chung với Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ Vĩnh Hưng (Long An) lên Phước Long (Sông Bé). Bờ biển dài 130km, có núi cao, bãi cát dài và nhiều cửa biển, trong đó có cửa biển chiến lược Cần Giờ nối Sài Gòn với biển Đông. Sát cửa biển lại là khu rừng ngập mặn rậm rạp, sông rạch chằng chịt, địa thế hiểm yếu. Rất nhiều sông ngòi chảy trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trong đó có những con sông nỗi tiếng nhu Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ. Ngoài đường sắt và đường thủy, hệ thống giao thông có 7 quốc lộ, 10 liên tỉnh lộ và hàng trăm tỉnh lộ, hương lộ khác nối Sài Gòn với khắp các miền đất. Miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai khu vực khí hậu tương đối khác biệt về hai phía tây bắc và đông nam.

Cư dân ở Miền Đông Nam Bộ gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau: Việt (80%), Stieng, Mạ, Choro, Mơnong, Chàm, Hoa, Khơme... Người lao động chiếm tuyệt đại đa số, trong đó nông dân chiếm 85%. Đồng bào theo nhiều tôn giáo khác nhau, đáng kể nhất là đạo Phật, đạo Kito và đạo Cao Đài. Đông Nam Bộ là miền đất trẻ. Cư dân tụ về có nguồn gốc từ nhiều địa phương khác nhau trên cả nước. Đại bộ phận trong số họ là những nông dân yêu chuộng tự do, cần cù lao động. Nhu cầu tồn tại, làm chủ thiên nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm đã gắn bó họ thành một khối có tinh thần thương yêu đùm bọc và đoàn kết nhất trí cao. Trên cơ sở lưu giữ phần cốt lõi của tính cách dân tộc, quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển trong điều kiện lịch sử mới đã góp phần định hình tính cánh riêng nơi người dân miền Đông Nam Bộ. Đó là tình yêu quê hương đất nước da diết; là ý chí bất khuất, khẳng khái và năng động trước mọi cản trở của hoàn cảnh; là tinh thần chiến đấu táo bạo, kiên cường và trí tuệ mưu lược; là phẩm chất tự lực tự cường, cần cù lao động sáng tạo; là tinh thần đoàn kết gắn bó và lối ứng xử trung thực, chân thành.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Sep 22, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

50 NĂM LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 7Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ