Câu 6: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

43.4K 35 5
                                    

1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hôi loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.

Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi đã tin theo lý luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất , việc làm cho con người và vì con người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những con người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”.

2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

 a. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

 Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác - Lênin từ lập trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp.

 Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý luận Mác - Lênin trước hết là từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam. Người tìm thấy trong lý luận Mác - Lênin sự thống nhất biện chứng của giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (trong đó có giải phóng giai cấp), giải phóng con người. Đó cũng là mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản theo đúng bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin.

 HCM tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở một phương diện nữa là đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mácxít, giải quyết tốt quan hệ giữa cá nhân với xã hội theo quan điểm của C. Mác và Ph.Ăngghen trong bản tuyên ngôn của Đảng Cộng sản mà hai ông công bố tháng 2-1848: Sự phát triển tự do của mỗi con người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

 Bao trùm lên tất cả là HCM tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa. Văn hóa trong chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có quan hệ biện chứng với chính trị, kinh tế. Quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là quá trình xây dựng một nền văn hóa mà trong đó kết tinh, kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế.

 Nhân dân Việt Nam xây dựng một xã hội như vậy theo quan điểm của HCM cũng tuân theo một quy luật phát triển của dân tộc Việt Nam: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau. Độc lập dân tộc là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là một điều kiện bảo đảm vững chắc, đồng thời là mục tiêu cho độc lập dân tộc hướng tới

 b. Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh bày tỏ quan điểm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chỉ trong một bài viết hay trong một nói chuyện nào đó mà tùy từng lúc, từng nơi, tùy từng đối tượng người đọc, người nghe mà Người diễn đạt quan điểm của mình. Vẫn là theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, những với cách diễn đạt ngôn ngữ nói và viết của Hồ Chí Minh thì những vấn đề đầy chất lý luận phong phú, phức tạp được diễn đạt bằng ngôn ngữ của cuộc sống nhân dân Việt Nam, rất mộc mạc, dung dị, dễ hiểu.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 15, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 6: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ