Câu 22: "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"?

12.7K 6 1
                                    

Câu 22: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”?

Trả lời:

a) Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau:

- Trung với nước, hiếu với dân

-Yêu thương con người.

-Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

-Yêu cầu toàn đảng toàn dân thực hành, trong đó cán bộ đảng viên phải thực hành làm gương.

b) Về cần, kiệm, liêm chính, theo tư tưởng Hồ Chí Minh: đó là phẩm chất gắn liền với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể hàng ngày của mỗi con người không thể che đậy được; gắn chặt giữa nói và làm, giữa suy nghĩ và hành động. Thể hiện cụ thể:

- Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".
- Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan...
- Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá".
- Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
+ Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc.
+ Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
- Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".

Cao hơn là thể hiện ở sự ham học hỏi, ham làm và ham tiến bộ.

c) Mối quan hệ cần với kiệm; kiệm với liêm; cần, kiệm, liêm với chính; cần, kiệm, liêm, chính với chí công vô tư.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có mối quan hệ biện chứng, gắn bó mật thiết với nhau. Theo Bác: “Cần và kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Cần mà không kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy”… Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được” . “Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có kiệm mới có liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam”. “Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới hoàn toàn. Một người có cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn”.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 25, 2012 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Câu 22: "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"?Where stories live. Discover now