Câu 24: Chất Và Lượng Của Giá Trị Hàng Hóa

Bắt đầu từ đầu
                                    

Trong kinh tế học, người ta gọi số lượng lao động hao phí ở mức độ trung bình của xã hội là thời gian lao động xã hội cần thiết với nội dung đó là thời gian cần thiết trung bình để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa nào đó trong điều kiện bình thường của xã hội

Trong thực tế, khi đặt quan hệ cung cầu thì thời gian lao động cần thiết được xác định với hao phí lao động cá biệt của đại bộ phận hàng hóa trên thị trường

Tóm lại, lượng giá trị của hàng hóa 1 mặt được hiểu là hao phí lao động ở mức độ trung bình của xã hội. Nhưng mặt khác khi gắn vào quan hệ cung cầu thì nó được xác định bời hao phí lao động cá biệt của người nào đó, của đại bộ phận hàng hóa trên thị trường. Nói cách khác đó là giá trị xã hội của hàng hóa

Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị:

Năng suất lao động xã hội: là hiệu quả có ích của lao động cụ thể. Được đo bằng công thức: sản lượng sp ? 1 đơn vị t/gian

T/gian lao động ? 1 đơn vị sphẩm

Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm tạo ra trogn một đơn vị thời gian hay lượng thời gian hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động có thể tăng tùy thuộc vào các nhân tố: trình độ phát triển kỹ thuật, trình độ hoàn thiện công nghệ sản xuất, các phương pháp tổ chức sản xuất và lao động, trình độ tay nghề của người sản xuất, cũng như các điều kiện tự nhiên khác

Bởi vậy, lượng giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của người lao động nghĩa là năng suất lao động càng cao thì giá trị của một đơn vị hàng hóa càng giảm

Cần phân biệt năng suất lao động với cường độ lao động (mức lao động căng thẳng của lao động). Giữa năng suất lao động với cường độ lao động có sự giống nhau là khi thay đổi năng suất lao động hay cường độ lao động thì khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian sẽ tăng hay giảm tương ứng. Nhưng khi tăng cường độ lao động thì lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian sẽ tăng lên. Bởi vậy tăng cường độ lao động sẽ dẫn đến giá trị hàng hóa không đổi

Câu 25: Chức Năng Của Tiền Tệ

Tiền tệ là thực thể xã hội của hàng hóa, tiền tệ gắn liền với hàng hóa.

Mỗi bước vận động của hàng hóa là bước vận động của tiền tệ. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ có năm chức năng gắn liền với sự vận động của hàng hóa

Làm thước đo giá trị:Sở dĩ tiền tệ làm được chức năng thước đo giá trị các hàng hóa, một mặt vì bản thân tiền tệ cũng là hàng hóa, cũng có một đặc trưng chung nhất, là sản phẩm của lao động. Mặt khác xã hội không thể dùng thước đo trực tiếp thời gian lao động cần thiết nên phải dùng thước đo gián tiếp

Giá trị của các hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả. Để tiền tệ có thể làm được chức năng thước đo giá trị, cần phải qui định một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả hàng hóa, nghĩa là đo lường bản thân tiền tệ gọi là tiêu chuẩn giá cả. Nó là một chức năng thuần túy kỹ thuật biểu hiện quan hệ số lượng vàng này với số lượng vàng khác

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 28, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 24: Chất Và Lượng Của Giá Trị Hàng HóaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ