Những tính chất của Giáo dục

20K 15 7
                                    

Tính lịch sử-xã hội: sự ra đời vả ptrien của gd gắn liền vs sự ra đời và phát triển xh. một mặt .............

Là một hiện tượng xã hội, giáo dục chịu sự tác động hay còn gọi là chịu sự quy định của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, của các quá trình xã hội khác: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá…Khi những quá trình xã hội đó có những biến đổi, bắt nguồn từ những biến đổi về trình độ sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, rồi kéo theo những biến đổi về chế độ chính trị, cấu trúc xã hội và hệ tư tưởng của xã hội thì toàn bộ hệ thống xã hội tương ứng với hình thái kinh tế xã hội đó cũng biến đổi theo. Ngay những biến đổi về văn hoá – khoa học cũng buộc giáo dục phải có những biến đổi tương ứng. Lịch sử phát triển của Giáo dục học và nhà trường trên thế giới cũng như ở nước ta đã khẳng định rất rõ ràng tính quy định của xã hội đối với giáo dục. Đó là một tính quy luật quan trọng của sự phát triển giáo dục.

Vậy sự phù hợp tất yếu của giáo dục đối với trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội và tính chất của quan hệ sản xuất xã hội là một trong những tính quy luật của giáo dục.

Do tính quy luật này, giáo dục biến đổi không ngừng trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, của xã hội ở từng đất nước, từng dân tộc. Vì vậy giáo dục bao giờ cũng có tính lịch sử cụ thể, tính giai cấp trong xã hội có giai cấp.

Tính lịch sử của giáo dục thể hiện tương ứng với mỗi phương thức sản xuất của xã hội loài người thì có nền giáo dục phù hợp với nó ở mỗi nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định; có một nền giáo dục tương ứng thể hiện ở chỗ những đặc trưng của nó về mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức tổ chức giáo dục đều do những điều kiện phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn lịch sử quy định.

Từ đó cần rút ra hai điều:

- Cần tránh giữ nguyên mô hình giáo dục đã hình thành trước đây khi những điều kiện xã hội của giai đoạn lịch sử đã thay đổi.

- Không nên sao chép nguyên bản mô hình giáo dục của các nước khác vào việc xây dựng nền giáo dục của đất nước mình. Tất nhiên phải học tập kinh nghiệm xây dựng nền giáo dục của các nước khác nhưng không bao giờ được bỏ qua bản sắc văn hoá của dân tộc, trong đó có truyền thống giáo dục, đồng thời cũng phải chú ý đến yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ở giai đoạn lịch sử nhất định và điều kiện cụ thể trong quá trình xây dựng nền giáo dục của đất nước mình.

Vi phạm hai điều trên là đi ngược lại với tính quy luật của giáo dục.

Tính giai cấp của giáo dục trong xã hội có giai cấp:

Do tính quy định của xã hội đối với giáo dục nên trong xã hội có giai cấp giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp. Trong cuộc đấu trang giai cấp thì giai cấp nào nắm được quyền thống trị bao giờ cũng sử dụng giáo dục, sử dụng nhà trường như là một phương tiện để duy trì và củng cố sự thống trị, sự bóc lột của họ đối với nhân dân lao động bằng cách nhào nặn con em giai cấp bị trị thành sức lao động đem lại nhiều lợi nhuận, biết phục tùng họ một cách ngoan ngoãn, trung thành; bằng cách độc quyền về võ trang đầy đủ những tri thức khoa học và những giá trị văn hoá cho con em của họ. Tính chất giai cấp thấm sâu vào hệ thống giáo dục trong và ngoài nhà trường. Còn đối với giai cấp bị trị, bị bóc lột thì thông qua những đại biểu ưu tú của mình đã sử dụng giáo dục như là một phương tiện đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị. Họ không ngừng đấu tranh giành lại quyền học tập cho con em mình, cho một nền giáo dục dân chủ, thống nhất, bình đẳng, tạo nên sự phát triển nhân cách hài hoà.

Tuy nhiên giai cấp tư sản thường che đậy tính giai cấp của giáo dục bằng luận điệu tuyên truyền bịp bợm về trường học và giáo dục đứng ngoài chính trị và phục vụ cho toàn xã hội. Lênin đã vạch ra tính chất xảo trá của luận điểm đó.

Vì vậy, tính giai cấp của giáo dục là một tính quy luật quan trọng của việc xây dựng và phát triển giáo dục trong xã hội có giai cấp. Tính quy luật này quy định bản chất của giáo dục là một phương thức đấu tranh giai cấp, nhà trường là một công cụ chuyên chính giai cấp và hoạt động giáo dục cũng như môi trường nhà trường là một vũ đài đấu tranh giai cấp.

Để tránh sự vi phạm tính quy luật này, nghị quyết của Ban chấp hành TƯ lần thứ 2 – khoá VIII về giáo dục đã khẳng định:

- Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo, trong các chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hội…Chống khuynh hướng thương mại hoá, đề phòng khuynh hướng phi chính trị hoá giáo dục – đào tạo; không truyền bá tôn giáo trong trường học.

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho ai cũng được học hành, người nghèo được nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để được học hành, đảm bảo điều kiện cho cả những người học giỏi phát triển tài năng.

(Văn kiện hội nghị lần thứ 2-BCHTW khoá VIII – NXB chính trị quốc gia)

3. tính kế thừa: các nền gd bao giờ cũng có sự ptrien liên tục

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 12, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Những tính chất của Giáo dụcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ