Nền dân chủ XHCN

15.5K 9 0
                                    

* Quan niệm về dân chủ

- Dân chủ là nhu cầu khách quan của nhân dân lao động bị áp bức, là quyền lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội thuộc về nhân dân lao động.

- Dân chủ là một phạm trù chính trị. Trong xã hội có giai cấp, chế độ dân chủ gắn với một giai cấp cầm quyền với một kiểu nhà nước nhất định. Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị. Không có dân chủ nằm ngoài kỷ cương, kỷ luật.

- Dân chủ là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức bóc lột, và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng

* Quan niệm về "nền dân chủ"

- Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa bằng chế độ nhà nước và pháp luật. Từ khi xã hội có giai cấp, dân chủ được thực hiện dưới hình thức - hình thức nhà nước với tên gọi là "chính thể quân chủ" hay "nền dân chủ".

- Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước; là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp. Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra và được thể chế hóa bằng pháp luật.

b. Những đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

* Trên lĩnh vực chính trị

- Nền dân chủ XHCN đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của một Đảng của giai cấp công nhân, không chấp nhận đa nguyên, đang đảng. Tất cả nhằm đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

- Nền dân chủ XHCN thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, thể hiện qua quyền dân chủ, quyền làm chủ, quyền con người; thoả mãn ngày càng cao hơn nhu cầu và các lợi ích của nhân dân trong đó có lợi ích của giai cấp công nhân.

- Chế độ dân chủ XHCN thực chất là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đó là nền dân chủ "gấp triệu lần dân chủ tư sản".

* Trên lĩnh vực kinh tế

- Nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu của toàn xã hội, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của LLSX trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.

- Dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là QHSX XHCN, đảm bảo sự thống nhất những lợi ích căn bản giữa các giai tầng, giữa cá nhân và xã hội. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa cơ bản.

* Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác nhau trong xã hội mới. Đồng thời, dân chủ XHCN kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống của các dân tộc, tiếp thu những giá trị văn hoá mà toàn nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc.

c. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Thực hiện dân chủ đầy đủ, rộng rãi trở thành một yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH.

- Việc xây dựng thành công nền dân chủ XHCN đảm bảo cho sự thành công của CNXH. Vì xây dựng nền dân chủ XHCN là quy luật của sự hình thành và tự hoàn thiện của hệ thống chuyên chính vô sản, hệ thống chính trị XHCN. Đây là điều kiện, tiền đề thực hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân.

- Xây dựng thành công nền dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 09, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Nền dân chủ XHCNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ