Giao duc the chat dai hoc vinh

Bắt đầu từ đầu
                                    

I.2.1. Hình thái:

Thể chất con người có thể nhìn thấy cân đo, đong đếm được, hình thái bao gồm chiều cao cân nặng, các chỉ số vòng ngực vòng eo, vòng đùi, vòng cổ, vòng bụng, chiều dài bàn tay bàn chân v.v... tất cả các chỉ số đó có thể cân đo đong đếm được gọi là hình thái.

I.2.2 Chức năng:

Các chỉ số về sinh lý sinh hoá, sinh cơ trong cơ thể.

VD: trọng lượng của tim, mạch đập lưu lượng phút, lưu lượng tâm thu, thông khí phổi, hệ cơ xương, thần kinh.vv...

I.3 Quá trình phát triển thể chất đồng thời là quá trình tự nhiên và quá trình Xã hội.

- Phát triển thể chất là 1 quá trình tự nhiên đồng thời là quá trình xã hội.

Phát triển thể chất là quá trình tự nhiên vì nó tuân theo những quy luật sinh học tự nhiên, như quy luật phát triển thể chất theo lứa tuổi giới tính, quy luật thống nhất hữu cơ giữa cơ thể và môi trường, quy luật thay đổi về hình thái dẫn đến thay đổi về chức năng, theo những quy luật thay đổi số lượng dẫn đến thay đổi chất lượng...

Tuy vậy sự phát triển thể chất của con người còn chịu sự chi phối của môi trường xã hội như điều kiện sống vật chất, điều kiện vệ sinh, điều kiện lao động, học tập, nghỉ ngơi.

- Sự phát triển thể chất của con người chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: Bẩm sinh di truyền, môi trường (điều kiện sống) và giáo dục. Trong đó bẩm sinh di truyền là tiền đề vật chất cho sự phát triển. Ví dụ: 2 bố mẹ đều khoẻ mạnh thì khi sinh ra con, đứa con đó sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển thể chất.

Môi trường (điều kiện sống) tác động đến sự phát triển thể chất một cách tự phát nghĩa là với điều kiện như ăn uống đầy đủ, lao động đúng mức thì thể chất phát triển tốt và ngược lại.

Giáo dục: Tác động đến sự phát triển thể chất 1 cách tự giác (chủ động, tích cực hợp lý). Về bản chất giáo dục là quá trình điều khiển sự phát triển thể chất 1 cách hợp lý hoá.

Vai trò của giáo dục còn thể hiện ở chỗ có thể khắc phục được những hậu quả tiêu cực của lao động, học tập hoặc những hoạt động sống khác gây nên.

VD: Như chữa các bệnh cong vẹo cột sống hoặc phát triển mất cân đối giữa các bộ phân cơ thể, hồi phục chức năng của các cơ quan bị tổn thương, thậm trí thông qua tập luyện có thể tạo ra được những phẩm chất mà bản thân di truyền không có, VD: khả năng làm việc trên không trung hay dưới độ sâu của nước...

- Cả 3 yếu tố này diễn ra đồng thời, có quan hệ chặt chẽ và bổ xung cho nhau trong việc phát triển tố chất và nhân cách con người. Trên cơ sở yếu tố bẩm sinh di truyền là tiền đề cũng với điều kiện sống phù hợp đảm bảo tính khoa học và quá trình giáo dục diễn ra đúng lúc sẽ mang lại hiệu quả cao.

*Tập luyện TDTT sẽ thúc đẩy và nâng cao sự phát triển thể chất như tăng cường sức khoẻ, thể hình đẹp, cân đối nâng cao các khả chức phận của cơ thể như tim, phổi, hệ tim mạch, hô hấp... nâng cao và phát triển các tố chất thể lực, sức đề kháng với bệnh tật, các năng lực vận động cơ bản của cuộc sống như chạy, nhảy, bò, trườn... ngoài ra còn là mục tiêu để rèn luyện phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách của con người và có thể khẳng định một điều rằng người nào tập luyện TDTT 1 cách hợp lý thì chắc chắn sẽ có sự phát triển thể chất hơn hẳn người không tập luyện TDTT mà do sự phát triển của các quy luật tự nhiên (bẩm sinh di truyền).

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 02, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Giao duc the chat dai hoc vinhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ