chứng từ bảo hiểm

8.7K 1 0
                                    

C/I

1, khái niệm

Chứng từ bảo hiểm: Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định là phí bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm.

+ Đơn bảo hiểm (Cargo Insurance policy ) Là chứng từ bảo hiểm được lập

trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là văn bản thỏa thuận giữa

các bên nhằm hợp thức hóa hợp đồng này.

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Chứng thư bảo hiểm (Cargo Insurance certificate) Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Là một đơn bảo hiểm vắn tắt, chỉ có nội dung như mặt 1 của đơn bảo hiểm

Về hiệu lực pháp lý, chứng thư bảo hiểm không có giá trị bằng hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp xuất nhập khẩu theo CIF hay CIP thì phải có hợp đồng bảo hiểm.

2, Vai trò

- Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế,

- giải quyết phần nào thiệt hại xảy ra trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.

THỰC TRẠNG C/O, C/I

CO

- Theo quy định, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ASEAN mẫu D sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. Gần đây, qua công tác kiểm tra, cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều trường hợp hàng hoá không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ ASEAN.

VD Một C/O cấp cho nhiều sản phẩm có thành phần nguyên liệu rất khác nhau nhưng không ghi rõ tỷ lệ phần trăm hàm lượng ASEAN cho từng sản phẩm theo quy định của quy chế, mà ghi chung một tỷ lệ cho tất cả các sản phẩm.

- Điểm đáng chú ý là khi cơ quan Hải quan Việt Nam nghi ngờ C/O và xác minh thì cơ quan cấp C/O của nước XK không trả lời hoặc trả lời rất chung chung, không có số liệu, tài liệu chứng minh.

- Việc xác định C/O sao cho đúng đối tượng là yêu cầu đặt ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động XNK, đồng thời tạo sự công bằng cho hàng hóa trong nước, góp phần hạn chế nhập siêu.

- Thực trạng trên cũng có nguyên nhân là do công tác quản lý thiếu chặt chẽ, việc xử lý sai phạm chưa nghiêm, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn hạn chế...

CI

- Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta có từ những năm 1965. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK vẫn còn ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng giảm xuống. Tính đến cuối năm 2000, các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được 4,7% kim ngạch hàng xuất khẩu và 23,26% kim ngạch hàng nhập khẩu.

Nguyên nhân:

Một là hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF. Với các phương thức XNK trên đã hạn chế khả năng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam.

Điều kiện giao hàng FOB quy trình người mua chịu mọi phí tổn và để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, bên nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm, đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển.

Điều kiện giao hàng CIF cũng quy định trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng gửi, nhưng xác định cụ thể người bán phải trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Đơn bảo hiểm này được phía xuất khẩu ký hậu và chuyển giao cho phía nhập khẩu.

Như vậy, đối với hoạt động xuất khẩu theo FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty của nước mình. Các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn.

Hai là: Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế, trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường mà còn non yếu so với mặt bằng thế giới. cho nêncác nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 28, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

chứng từ bảo hiểmNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ