Câu 2: Các nguyên tắc dạy học vận dụng vào môn toán

6.9K 10 3
                                    

Câu 2: Các nguyên tắc dạy học vận dụng vào môn toán

1, Đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng và tính thực tiễn

Trong bản thân khoa học toán học cũng như trong môn toán ở nhà trường đã có sự thống nhất của tính khoa học, tính tư tưởng và tính thực tiễn. thạt vậy, tính khoa học vừa yêu cầu sự chính xác về mặt toán học, vừa yêu cầu sự chính xác về mặt triết học

Trang bị cho hs những tri thức toán học chính xác cũng là bồi dưỡng cho hs đức tính chính xác, một phẩm chất không thể thiếu của người lao động

Hình thành ở hs những phương pháp suy nghĩ và làm việc của khoa học toán học, chẳng hạn, cách thức xem xét sự vật trong trạng thái vận động và phụ thuộc lẫn nhau như ở khái niệm hàm, sự có ý thức về việc chuyển hóa từ thay đổi về lượng sang biến đổi về chất như ở giá trị của biệt số trong phương trình bậc hai, thì đó cũng là những phương pháp đúng đắn về mặt triết học, tức là phù hợp với thế giới quan duy vật biện chứng. làm như vậy cũng có tác dụng GD tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan.

Sự chính xác về triết học cũng đòi hỏi làm rõ mối liên hệ giữa toán và thực tiễn, điều này cũng thể hiện sự thống nhất của tính khoa học, tính tư tưởng và tính thực tiễn

Tuy nhiên sự thống nhất giữ tính khoa học toán học với tính khoa học triết học không có nghĩa lf lên lớp 1 giáo trình triết học trong bộ môn toán. Cách làm đúng đắn là thông qua việc dạy học toán mà hình thành cho hs những quan niệm, những phương thức tư duy và hoạt động đúng đắn, phù hợp với phép biện chứng duy vật, chẳng hạn coi thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí, xem xét sự vật trong trạng thái vận động và trong sự tác động qua lại lẫn nhau, thấy rõ mlh giữa cái riêng và cái chung, giữa cụ thể và trừu tượng...

Cũng không nên để cho hs hiểu mlh giữa toán và thực tiễn 1 cách máy móc mà phải làm cho họ thấy những đặc thù của mlh này thể hiện ở tính phổ dụng, tính toàn bộ và tính nhiều tầng.

2, Đảm bảo sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng

Bản thân các tri thức khoa học nói chung và tri thức toán học nói riêng là 1 sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng. Muốn cho việc dạy học đạt hiệu quả tốt thì cần khuyến khích và tao điều kiện cho hs thường xuyên tiến hành 2 quá trình thuận nghịch nhưng liên hệ mật thiết với nhau, đó là trừu tượng hóa và cụ thể hóa.

Việc chiếm lĩnh một nội dung trừu tượng cần kèm theo sự minh họa nó bởi những cái cụ thể, chẳng hạn khái niệm hàm số được minh họa bởi những mlh giữa diện tích hình tròn và bán kính, giữa đường đi với thời gian trong chuyển động đều có vận tốc không đổi. nếu không có sự cụ thể hóa thì cái trừu tượng trở thành hình thức trống rỗng

Mặt khác, khi làm việc với những cái cụ thể cần hướng về những cái trừu tượng có như vậy mới gạt bỏ được những dấu hiệu không bản chất để nắm lấy cái bản chất

Vận dụng việc sử dụng phương tiện trực quan, sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng đòi hỏi phải thực hiện các yêu cầu sau:

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 27, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 2: Các nguyên tắc dạy học vận dụng vào môn toánNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ