Câu 3: Đường lối chiến lược CM VN được thong qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng(9/1960)

Bắt đầu từ đầu
                                    

- Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối cách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam, vùa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế thời đại.

- Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam.

Câu 4: Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước gia đoạn 1965-1975

a. Hoàn cảnh lịch sử

Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân Mỹ và quân chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ với quy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc.

Thuận lợi: Khi bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra về kinh tế, văn hóa. Sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển. Ở miền Nam, vượt qua những khó khăn trong những năm 1961-1962, năm 1963, cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới. Ba công cụ của chiến tranh đặc biệt (ngụy quân - ngụy quyền; ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liên tục. Đến đầu năm 1965, chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã bị phá sản.

Khó khăn: Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt không có lợi cho cách mạng Việt Nam. Việc đế quốc Mỹ mở cuộc "chiến tranh cục bộ", ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta.

Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra đường lối kháng chiến nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên cả nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối

Quá trình hình thành và nội dung đường lối

Khi Mỹ thực hiện "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam, các Hội nghị của Bộ chính trị đầu năm 1961 và đầu năm 1962 đã nêu chủ trương giữ vững và phát triển thế tiến công mà ta đã giành được sau cuộc "đồng khởi" năm 1960, đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền. Bộ Chính trị chủ trương kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đồng thời phát triển đấu tranh vũ trang lên một bước mới ngang tầm với đấu tranh chính trị. Thực hành kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị song song, đẩy mạnh đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 11, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 3: Đường lối chiến lược CM VN được thong qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng(9/1960)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ