VI: CƠ CẤU TỔ CHỨC

16.6K 1 2
                                    

CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Cơ cấu tổ chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng để ứng mục tiêu của tổ chức.

1. Những nhân tố của cơ cấu tổ chức

Để đạt được mục tiêu của tổ chức, cơ cấu tổ chức bao gồm bốn nhân tố cơ bản: chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá, hợp tác, và quyền hành.

a. Chuyên môn hoá: Là tiến trình xác định những nhiệm vụ cụ thể và phân chia chúng cho các cá nhân hoặc đội đã được đào tạo để thực hiện những nhiệm vụ đó.

b. Tiêu chuẩn hoá: Liên quan đến các thủ tục ổn định và đồng nhất mà các nhân viên phải

làm trong quá trình thực hiện công việc của họ.

c. Phối hợp: Bao gồm những thủ tục chính thức và không chính thức hợp nhất những hoạt

động của những cá nhân, các đội và các bộ phận khác nhau trong tổ chức.

d. Quyền hành: Về cơ bản là quyền ra quyết định và hành động. Những tổ chức khác nhau sẽ

phân bổ quyền hành khác nhau.

2. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ tổ chức là một biểu đồ chỉ ra các mối quan hệ giữa các chức năng, các bộ phận, các

vị trí cá nhân trong một tổ chức.

Sơ đồ tổ chức cung cấp thông tin về bốn khía cạnh quan trọng của cơ cấu tổ chức:

1. Các nhiệm vụ

2. Sự phân chia các bộ phận

3. Cấp bậc quản trị

4. Quyền hành trực tuyến

II. CHUYÊN MÔN HOÁ TRONG TỔ CHỨC

Chuyên môn hoá trong tổ chức chỉ ra hai trong bốn nhân tố cơ bản của cơ cấu tổ chức: chuyên môn hoá và tiêu chuẩn hoá. Chuyên môn hoá liên quan đến việc chia nhỏ công việc thành các nhiệm vụ và phân công chúng cho các nhóm chuyên môn hoá trong tổ chức. Nó cũng bao gồm việc phân chia các tiêu chuẩn cho việc thực hiện các nhiệm vụ.

1. Chuyên môn hoá theo chức năng

Chuyên môn hoá theo chức năng là sự nhóm gộp các nhóm hoặc các bộ phận theo những lĩnh vực chức năng riêng biệt như sản xuất, marketing, và tài chính. Chuyên môn hoá theo chức năng nhóm các nhân viên theo những lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp và các nguồn lực để họ cùng nỗ lực để thực hiện các nhiệm vụ.

Biểu VI-1: Thuận lợi và khó khăn của chuyên môn hoá theo chức năng

Những thuận lợi Những khó khăn

 Thúc đẩy chuyên môn hoá các kỹ năng

 Giảm thiểu các nguồn lực và gia tăng sự hợp tac

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Apr 17, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

VI: CƠ CẤU TỔ CHỨCNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ