Thực Nghiệm Hoá Sinh

39.4K 24 0
                                    

Trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Nam Bộ

Lớp : LTCD_1V

Phan Vũ Duy Tân

BÀI THỰC HÀNH

BÀI  1: THỰC HÀNH VỀ GLUCID :
1.1 Phản ứng màu của tinh bột với iod :
* Cách làm :
- Hút 1 ml dung dịch  tinh bột 1% cho vào ống nghiệm lớn, thêm 3 giọt dd lugol, lắc điều. Quan sát ta thấy:
Dung dịch(dd) có màu xanh đậm. Tiếp tục đun hổn hợp dd dưới ngọn đèn cồn. dung dịch mất màu xanh đậm còn lại màu vàng lợt. Sau đó làm lạnh dung dịch vừa đun dd trở thành màu xanh đậm ban đầu.

- Giải thích :

Màu xanh lam xuất hiện khi thuốc thử lugol tiếp xúc tinh bột, bởi vì thành phần chính của thuốc thử lugol là iôt và kali-iôt KI. Tinh bột phản ứng với iod diều kiện thường và làm tinh bột có màu xanh, khi có tác dụng nhiệt độ thì mất màu , làm lạnh có màu trở lại.
1.2 Phản ứng phân giải tinh bột :
* Cách làm
- Hút 5ml dung dịch tinh bột 1% cho vào ống nghiệm lớn, thêm 5 giọt H2SO4, lắc đều, đun và lắc nhẹ trên đèn cồn, sau khi đun được 1 phút, nhỏ một giọt iod lên gạch men và lấy 1 giọt dung dịch đang đun, trộn đều, quan sát ta thấy:
- Đun 1 phút đầu dd có màu xanh đậm
- Phút thứ 2 có màu xanh nhạt
- Phút thứ 3 có màu xanh nhạt dần
- Đến phút thứ tư thì mất màu. Khi thử với iod phản ứng thủy phân hoàn toàn tinh bột ( không thấy chuyển sang màu xanh).

Giải thích :

Khi cho H2SO4 vào dd tinh bột, qua thời gian dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ phản ứng tạo thành glucose. Cho nên qua các khoảng thời gian lần lượt như trên, tinh bột bị chuyển biến thành glucose dần, nên không có phản ứng màu đặc trưng với iod nữa.
1.3. phản ứng trommer( định tính đường khử) :
* Cách làm :
- Hút 1 ml dd glucose 1% cho vào ống nghiệm, thêm 1 ml dd NAOH 10%, lắc đều. cho thêm 1 giọt CuSO4 cho đến khi thấy kết tủa màu xanh. Nếu đun sôi trên đèn cồn thì thấy kết tủa chuyển sang màu vàng-> màu đỏ-> sau cùng là màu đen
CHO (andehit) khử gốc axit
CHO + Cu2+ + OH- -> Coo-Cu -> Cu2+-> Cu(OH)2

- Giải thích :

CuSO4 + NaOH + glucose (C6H12O6) + nhiệt -> Cu2O (kết tủa màu đỏ) + Sodium gluconate.

Có sự chuyển biến các màu từ màu vàng-> màu đỏ-> sau cùng là màu đen là do glucose 1% + NaOH 10% + CuSO4, lượng  NaOH, CuSO4 dư tiếp tục tác dụng với glucose nên màu của kết tủa ngày càng sậm màu hơn cho đến khi hoàn toàn chuyển sang màu đen.

BÀI  2: THỰC HÀNH VỀ LIPID
2.1 Khảo sát tính hòa tan của mở :
* Cách làm :
Cho vào 3 ống nghiệm lần lượt:
• 1 ml nước cất
• 2ml alcohol
• 2ml acetone
• 2 ml alcohol
Cho vào mỗi ống 1 giọt dầu hoặc mỡ, lắc đều. ta thấy:
- Dầu không tan trong nước cất, dầu nổi ván trên mặt nước
- Ít tan trong acetone

- Tan hoàn toàn trong  alcohol
Giải thích :

-                     Dầu không tan trong nước cất, dầu nổi ván trên mặt nước là do sức căng bề mặt của các loại chất lỏng không giống nhau: của dầu nhỏ hơn của nước. Khi dầu rơi vào mặt nước, nước co lại hết mức nên đã kéo dầu dãn ra thành một màng mỏng nổi bên trên. Hơn nữa, tỷ trọng dầu lại nhỏ hơn nước rất nhiều, nên dù có dùng sức khuấy thế nào, thì màng dầu vẫn nổi trên mặt nước và không hoà tan được.

-                     Ít tan trong acetone do acetone là dung môi hữu cơ phân cực.

-                     Tan hoàn toàn trong alcohol là do alcohol là dung môi không phân cực.

2.2 khảo sát tính nhủ hóa mở :
* Cách làm :
Cho vào 2 ống nghiệm :
- ống 1: 1ml nước cất

- ống 2: 1ml NaHCO3(1%). Cho vào 3 giọt dầu lắc điều. ta thấy:
- Ống 1: nước cất dầu không tan dầu nổi trên mặt nước
- Ống 2: dầu tan ít trong NaHCO3. Tách ra thành từng khối nhỏ trong dung dịch( hạt nhỏ li ti). Gọi là hiện tượng nhủ hóa.

Giải thích :

-                     ống 1 : do sức căng bề mặt và tỷ trọng của dầu nhỏ hơn nước

-                     ống 2 : NaHCO3 muối này gọi tên là Natri hidrocacbonat, vừa có tính chất hóa học của muối vừa có tính chất hóa học của axit cho nên dầu bị phân tán thành những hạt nhỏ li ti, mỗi hạt bị cô lập bởi một lớp chất gây bền nhũ tương và nước.Nguyên nhân của hiện tượng này là do các chất này đã làm giảm sức căng bề mặt của hạt dầu nên dầu bị phân tán nhỏ và không liên kết thành khối với nhau được.

BÀI  3: THỰC NGHIỆM VỀ ENZYME :
3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với hoạt tính của amylase :

Cách làm :
Dùng 3 ống lớn ghi số thứ tự từ 1-3, mỗi ống cho 2ml dung tinh bột 1%. Đặt ống thứ nhất vào nồi cách thủy đang sôi, ống thứ 2 vào tủ ấm 37oC, ống thứ 3 vào nước đá. Sau 5 phút cho vào mỗi ống 5ml dd amylaza và đặt ống lại nhiệt độ ban đầu trong 15 phút. Sau đó nhỏ vào 1 giọt dd Iod.

Giải thích :
- Ống thứ nhất : do Enzime hoạt động ở nhiệt độ cao nên khi cho dd vào thử với iod dung dịch có màu xanh.
- ống thứ 2: dd có màu nâu. Do enzime hoạt động tốt ở nhiệt độ 30oC và thủy phân thành rettin
- Ống thứ 3: giống như ông thứ nhất. Enzime hoạt động không tốt ở nhiệt độ quá thấp nên dd có màu xanh lam.



3.2. Ảnh hưởng của chất kiềm hãm đối với hoạt tính amylase :
* Cách làm :
Dùng 3 ống nghiệm lớn ghi số thứ tự từ 1-3, cho vào:
- Ống 1: 1 ml nước cất
- Ống 2: 0.8ml nước cất và 0.2ml NaCl
- Ống 3: 0.8ml nước cất và 0.2ml CuSO4 1%
Cho vào mỗi ống 1 ml nước bọt và 1 ml dd tinh bột lắc điều tay. Đặt 3 ống vào tủ ủ ấm, trong 15 phút. Sau đó lấy ra, cho vào mỗi ống 3 giot dd iod. Ta thấy:
- Ống 1: dd không màu
- Ống 2:thủy phân hoàn toàn có màu vàng đục
- Ống 3: không thủy phân nên dung dịch có màu tím do có CuSO4.

Giải thích :

- Ống 1: dd không màu do tinh bột bị amylase phân giải thành glucose nên không có phản ứng màu với iod.

- Ống 2 : NaCl với Cl־ trong NaCl làm chất hoạt hoá enzyme amylase. Amylase phản ứng gần hết với tinh bột nên khi cho iod vào sẽ không thể chuyển hoàn toàn thành màu xanh đặc trưng.

-                      Ống 3 : CuSO4 gắn vào emzym làm cho cấu trúc của emzime thay đổi. Lúc đó enzime và cơ chất không gắn với nhau được. Khi đó cơ chất không hoạt hóa. Vì vậy mà không xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột. Vì vậy, tinh bột có phản ứng màu với iod, nhưng do còn CuSO4 nên sẽ cho ra màu tím.


BÀI 4. THỰC NGIỆM VỀ PROTEIN VÀ AMINOACID :
Lấy 2 ống nghiệm, cho một ít tinh thể ure, đun trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi nun chảy hoàn toàn. ống thứ 2 cho 1 ml lòng trắng trứng. cho thêm vào mỗi ống 1 ml dd NAOH 10%, vài giọi dd CuSo4, lắc điều. quan sát:
- Ống 1: có màu xanh
- Ống 2: có màu tím

Giải thích :

            Ống 1 : có màu xanh do trong mội trường kiềm CuSO4 sẽ phản ứng liên kết peptid thành lập phức hợp muối đồng nhị màu xanh hoặc xanh tím.

            Ống 2 : có màu tím do cường độ màu thay đổi tuỳ thuộc vào độ dài của mạch peptide, ở đây mạch peptide của lòng trắng trứng dài nên khi cho  NaOH, CuSO4 vào nó sẽ có màu tím.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 09, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Thực Nghiệm Hoá SinhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ