PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG BÀ CỤ TỨ

2.8K 8 1
                                    

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG BÀ CỤ TỨ TRONG TÁC PHẨM "VỢ NHẶT".

BÀI CỦA THẦY PHAN DANH HIẾU. BIÊN HÒA. ĐỒNG NAI. LUYỆN THI ĐH NĂM 2013.

HƯỚNG DẪN

A. MỞ BÀI (giới thiệu nhân vật)

B. THÂN BÀI

1. Khái quát: Tác phẩm “Vợ nhặt” trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Truyện được viết ngay sau Cách mạng với tên gọi “Xóm ngụ cư”. Nhưng do thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại, tác giả đã viết lại thành “Vợ nhặt”. Tác phẩm có nhiều nhân vật nhưng nhân vật bà cụ Tứ là nhân vật để lại trong lòng bạn đọc nhiều dư vị nhất.

2. Hoàn cảnh của bà cụ Tứ: bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ, từng trải, có cuộc đời trải qua nhiều gian truân: chồng và con đều đã mất, gia tài chỉ còn lại túp lều tranh rách nát và thằng con trai xấu xí ngẩn ngơ. Bà đã già, đi đứng “lọng khọng”, sức khỏe đã yếu , vừa đi vừa “húng hắng ho” trong bóng chiều hôm choạng vạng, tê tái. Sự kiện có người đàn bà lạ trong căn nhà vốn chỉ có bà với thằng con đã làm nảy sinh bao sắc thái, bao cung bậc tình cảm khó diễn tả trong cõi lòng bà.

3. Trước hết ta có thể thấy được, bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ và rất đỗi thương con . Tình thương ấy đã được Kim Lân miêu tả qua diễn biến tâm trạng đầy phức tạp của bà.

Thoạt đầu, bà cụ rất đỗi ngạc nhiên. Có hai lý do để bà ngạc nhiên: thứ nhất vì thái độ của anh Tràng hôm nay quá “đon đả”. Thứ hai là nhân vật “người đàn bà” có mặt ở đầu giường thằng con mình. Sự ngạc nhiên đó đã làm bà phải “phấp phỏng”, rồi đến thái độ “đến giữa sân bà lão đứng sững lại” nhìn kĩ lần nữa. Biết bao câu hỏi cứ bám lấy tâm trí người mẹ tội nghiệp ấy: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?” . Ngạc nhiên đến nỗi bà phải “hấp háy” cặp mắt cho đỡ nhoèn cứ như không thể tin vào mắt mình nữa.Rồi bà “quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu”. 

Khi vào nhà, bà băn khoăn ngồi xuống giường. Sau đó, được Tràng giải thích cặn kẽ “Kìa nhà tôi nó chào u”, “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ !”. Bà cụ hiểu ra cơ sự. Để rồi nỗi tủi thân đã hóa thành nước mắt “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Lòng bà ngổn ngang trăm mối, chồng chất bao nỗi niềm suy tư. Bà vừa mừng, vừa lo, vừa tủi.

4. Bà hờn tủi cho mình, xót thương cho các con. Bà là người phụ nữ nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha: Bà tủi thân vì cho rằng mình chưa làm tròn bổn phận người mẹ :“chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... ”. Bà xót thương cho các con: Thứ nhất là xót thương cho con trai bà vì bà hiểu rằng “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...”. Thứ hai là xót thương cho người đàn bà, bà cảm thương cho tình cảnh khốn cùng của người con dâu “bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi”. Nghĩ như thế nhưng bà cụ không hề có ý xem thường, rẻ rúng người phụ nữ theo không con mình. 

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 18, 2014 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG BÀ CỤ TỨNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ