Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật. Các tiêu chí đánh giá văn bản quy phạm pháp luật

Bắt đầu từ đầu
                                    

a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

b) Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.

2.1.3. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có đầy đủ 4 yếu tố sau đây:

a) Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành với hình thức được quy định tại Điều 1 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nêu trên đây.

b) Là văn bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định đối với từng hình thức văn bản tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 101/CP ngày 23.9.1997 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

c) Là văn bản có chứa các qui tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương. Văn bản quy phạm pháp luật không chỉ đích danh một sự việc cụ thể mà chỉ dự liệu trước những điều kiện, hoàn cảnh xảy ra; khi đó con người tham gia các quan hệ xã hội mà văn bản điều chỉnh phải tuân theo quy tắc xử sự nhất định.

d) Là văn bản được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành và quy định chế tài đối với người vi phạm (chế tài hành sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự.v.v...).

Những văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng không có đủ 4 yếu tố trên thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn A vì có hành vi đánh cãi nhau, vi phạm điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 49/CP ngy 15/8/1996, hoặc Quyết định của Bộ trưởng Bộ X. về việc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính đối với Trần Văn B, là một công chức đang công tác tại Bộ X.

2.1.4. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhưng có kèm theo một văn bản dưới tên gọi khác như: Điều lệ, Quy chế, Bản quy định. Văn bản này là bộ phận không thể tách rời với văn bản quy phạm pháp luật. Hiệu lực của văn bản này phụ thuộc vào hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật mà nó được ban hành kèm theo. Tự bản thân văn bản này không thể tồn tại độc lập với đầy đủ các yếu tố của văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: Quy chế thực hiện dân chủ ở xã được ban hành kèm theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ; hoặc Quy chế về cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Nghị định số 32/CP ngày 14/4/1997 của Chính phủ.

2.1.5. Điều ước quốc tế.

Điều ước quốc tế - một trong những hình thức văn bản pháp lý chủ yếu chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế. Theo Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế (năm 1998) thì điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

Tên gọi của điều ước quốc tế rất khác nhau: Hiệp ước, Hiệp định, Công ước, Định ước, Nghị định thư, Công hàm trao đổi.v.v....

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 31, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật. Các tiêu chí đánh giá văn bản quy phạm pháp luậtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ