Đáp án môn xã hội học

12.8K 2 7
                                    

Câu :Chức năng nhận thức có vai trò cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu xã hội học?ĐÚNG Không những trong nghiên cứu xã hội mà chức năng nhận thức có vai trò cực kỳ quan trọng trong tất cả mọi vấn đề .nhận thức thông qua lao động tạo nên tri thức,giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của con người.từ những hình thức lao động thông thường, con người tạo ra tri thức ,kinh nghiệm thực tiễn, đó chính là nhận thức.nếu con người không có nhận thức thì không thể nào phát triển được.

Câu 1: Phân tầng XHHT là động lực thúc đẩy XH phát triển...Phân tầng XHKHT là ng nhân cản trở? Đúng Vì phân tầng xã hội hợp thức là sự phân tầng XH dựa trên sự khác biệt 1 cách tự nhiên về năng lực (Thể chất trí tuệ) về điều kiện cơ may cũng như sự phân công lao động căn cứ vào năng lực của cá nhân và nhóm XH, nó vận hành theo nguyên tắc "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động" , thúc đẩy XH đi lên tạo chuẩn mực thống nhất và khách quan cho sự đánh giá XH cũng như sự đánh giá của cá nhân và nhóm XH. Các phân tầng xã hội không hợp thức là phân tầng XH không dựa trên sự khác biệt của cá nhân mà dựa trên những hành vi bất chính như: tham nhũng, trộm cắp , cướp giật ,buôn lậu hoặc do lười biếng, dựa giẫm, ỷ lại để rơi vào nghèo khổ, hèn kém từ đó tạo nên sự bất công XH, tăng cách biệt giàu nghèo. Nó là xiềng xích trói buộc sáng tạo của con người, là nguyên nhân tích tụ mầm móng của sự bất bình và xung đột XH dẫn tới mâu thuẫn XH.

Câu 2: Đúng Vì di động XH (Cơ động xã hội, dịch chuyển XH) là khái niệm XH học được chỉ sự chuyển động của các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu và hệ thống XH. Nó nói đến tính linh hoạt của các cá nhân và nhóm XH trong kết cấu hạ tầng. Kết quả của nó là sự chuyển đổi vị trí của các cá nhân, gia đình và nhóm diễn ra trong một tầng lớp xã hội hay chuyển sang 1 tầng xã hội khác dẫn.Suy ra di động xã hội thể hiện tính năng động XH và sự thay đổi XH sâu sắc. Trong XH truyển thống nó là cố định XH, trong XHCN nó làm di động XH mạnh mẽ.

Câu 3: Đúng Vì di động XH phụ thuộc vào trình độ phát triển của XH. Trong 1 xã hội khép kín vị trí XH của 1 người được xác định ngay từ khi sinh ra, ít có khả năng dịch chuyển lên xuống dẫn tới di động XH diễn ra chậm chạp và khó có sự sự thay đổi địa vị XH của các cá nhân, gia đình và nhóm XH. Trong XH mở (XHCN) sự BBĐ có thể còn tồn tại với những biểu hiện đa dạng và phức tạp nhưng các cá nhân , gia đình và nhóm XH có cơ may để dịch chuyển lên giai cấp XH cao hơn hoặc tụt xuống giai cấp có địa vị thấp kém hơn. Như vậy sự thay đổi theo chiều hướng đi lên chỉ có thể trở thành hiện thực khi các cá nhân, gia đình, nhóm XH tích cực làm việc, có tài năng vượt trội và có cơ hội may mắn thuận lời để phát triển vị thế xã hội và vị trí XH. Trong XHCN, quá trình CNH và đô thị hóa tạo ra xu hướng lao động chân tay đơn giản bị giảm đi mà thay vào đó là lao động chân tay dẫn tới cá nhân có cơ hội chuyển sang những nghề nghiệp có kỹ năng hay gia nhập vào những thành phần có vị trí cao hơn như quản trị, doanh thương kỹ thuật.

Câu 4: Đúng Vì BBĐXH là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội và lợi ích đối với những cá nhân khác (n) trong 1 nhóm và nhiều cá nhân trong xã hội.BBĐXH không phải là 1 hiện tượng tồn tại ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội mà là 1 hiện tượng phổ biến mang tính chất tất yếu do yếu tố lãnh thổ và cơ cấu xã hội tạo ra. BBĐXH còn có nguồn gốc khi một số cá nhân có đặc quyền kiếm soát và thác một số cá nhân khác trong một số lĩnh vực chủ yếu của XH nhằm chiếm lấy quyền đặc lợi XH.BBĐ do ảnh hướng chính trị được bh trong thực tế là mối quan hệ giữa vị thế chính trị với ưu thế vật chất và địa vị xã hội. (Ví dụ: Cá nhân có chức vụ chính trị cao có thể tạo ra cơ sở để đạt được vị trí và những cơ hội trong cuộc sống) Suy ra nguồn gốc BBĐXH nằm ngay trong mối quan hệ KT và địa vị XH hay trong mối quan hệ thống trị về chính trị của các giai cấp trong XH.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 20, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Đáp án môn xã hội họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ