Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước

Bắt đầu từ đầu
                                    

Trên nền tảng của những kết quả đó, mục tiêu chủ nghĩa xã hội không còn bị tách biệt bởi một “bức tường thành”. Bao trùm lên tất cả, cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đã tạo nên những điều kiện vật chất và tinh thần để nước ta chuyển sang chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Dân chủ chỉ có thể phát huy đầy đủ trong môi trường của chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội thì không thể nảy sinh và phát triển bên ngoài những thành tựu về dân chủ.

Trong bối cảnh và xu thế đó, sự khẳng định con đường lên tiến lên chủ nghĩa xã hội không chỉ đặt cách mạng nước ta vào đúng dòng chuyển động liên tục của lịch sử cách mạng, mà còn phù hợp với xu thế của loài người “đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội".

Chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc, không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà đã thực sự thúc đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam chuyển mình, là con đường dân tộc Việt Nam đã và đang đi từ đó và tiếp tục đi cho tới đích cuối cùng. Rõ ràng, sự lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc gắn chặt với chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta, xét về lôgíc là một tất yếu khách quan; xét về lịch sử, là hoàn toàn phù hợp với sự vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; xét về nhu cầu, là hoàn toàn xuất phát từ điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, nửa phong kiến và nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam; và xét về mặt xã hội, đó là một hệ giá trị cơ bản nhất quyết định sự phát triển của đất nước Việt Nam ta hôm nay và mai sau.

Đại hội VII kiên định sự nghiệp đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau năm 1975, cả nước bắt tay vào xây dựng CNXH với những thuận lợi về tiềm năng con người, thiên nhiên, uy tín và địa vị của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế. Tuy nhiên hậu quả chiến tranh quá nặng nề, sự chống phá của các thế lực thù địch đã cản trở rất nhiều công cuộc xây dựng đất nước.

Bên cạnh những thành tựu cực kỳ to lớn, khoảng thời gian 1976- 1986, Đảng ta mắc phải một số thiếu sót biểu hiện của chủ quan duy ý chí như chưa lường hết được những khó khăn, phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nghèo; chưa đánh giá đúng quy mô và chiều sâu của những đảo lộn KT- XH sau chiến tranh; chưa thấy hết những khó khăn trong việc khắc phục những hạn chế yếu kém của công tác lãnh đạo, quản lý KT- XH của bộ máy của Đảng và Nhà nước; chưa tổng kết đánh giá để tìm ra giá trị lý luận và thực tiễn để đề ra chủ trương thích hợp cho gia đoạn cách mạng mới đã làm cho tình hình KT- XH rơi vào trì trệ khủng hoảng trầm trọng. Những thiếu sót đó, Ðảng ta đã phát hiện, và kể từ Ðại hội toàn quốc lần thứ VI (1986), đã khắc phục có hiệu quả trong công cuộc đổi mới. Sự khắc phục đó không phủ định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, ngược lại chính nó đòi hỏi khẳng định dứt khoát mục tiêu đó và gắn bó hơn nữa nhiệm vụ cũng cố độc lập dân tộc, phát triển dân chủ vào định hướng xã hội chủ nghĩa trong từng biện pháp, trong mỗi chặng đường của cách mạng nước ta.

 Trong bối cảnh thế giới phức tạp của những năm 80, 90 của Thế kỷ XX, khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Đảng ta vẫn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa. Vì đó là con đường hợp quy luât phát triển của cách mạng Việt Nam để có một nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh. Đối với đảng ta, đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn và xây dựng có hiệu quả hơn. Mở đầu thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã khẳng định “Toàn đảng toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đổi mới là không xa rời các định hướng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng đúng đắn vào tình hình nước ta. Qua các kỳ Đại hội VII, VIII của Đảng cũng đã khẳng định Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là bài học xuyên suốt của quá trình cách mạng nước ta. Qua đến Đại hội IX, X, XI Đảng ta cũng nhấn mạnh những điều sâu sắc đó và khẳng định: “Trong quá trình đổi mới, phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh giành được độc lập dân tộc, từng bước quá độ dần lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đổi mới, vì thế, là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là thay đổi mục tiêu.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 26, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nướcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ