Bộ đội Đặc Công Việt Nam -Chương Trình Rèn luyện (ST)

Start from the beginning
                                    

------------------

Phương pháp đặc công (cụ thể hơn là cách đánh đặc công ) đã được cha ông chúng ta xây dựng từ hàng ngàn năm nay. Nền nghệ thuật quân sự VN có nội dung vô cùng phong phú, độc đáo, đó là:"Cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân ai cũng là binh", là "Lấy ít thắng nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông". Nền nghệ thuật quân sự VN được xây dựng trên cơ sở lòng yêu nước nồng nàn tha thiết, tinh thần quật cường, bất khuất , độc lập tự cường của dân tộc. Từ cơ sở đó, ông cha ta đã sáng tạo nhiều cách đánh giặc độc đáo và thông minh, kết hợp đánh nhỏ lẻ, đánh du kích với đánh lớn, đánh tập trung tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm. Phương pháp ĐC của dân tộc, được triển khai từ rất sớm với lối đánh mai phục (phục kích) và kỳ binh (tập kích) đã trở thành hình thức chiến thuật của nền nghệ thuật QS VN, thời Triệu Quang Phục (thế kỷ thứ 6) với lối đánh: ngày thì ẩn núp, đêm đem quân đánh địch giết được vô số kẻ thù. Đến thế kỷ 13, trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, QĐ nhà Trần đã phát triển lối đánh nhỏ nhưng tinh nhuệ, thiện chiến trên bộ, trên sông, trên biển, Binh lính nhà Trần thực hiện lời dạy của Trần quốc Tuấn "Đánh địch không bằng phá thuyền của địch, cứ liều đánh trên thuyền không bằng đâm ngầm dưới thuyền". Ở thế kỷ 15, Trần Nguyên Hãn đã xây dựng được một đội tinh binh gồm những người dũng cảm, mạnh khỏe, tập luyện công phu tinh nhuệ để chống lại ách đô hộ nhà Minh, mùa xuân 1410 Ông cùng với 200 dân binh của mình tấn công thành Tam Giang( Việt Trì) 1 thành lũy vững chắc với hơn 10 ngàn quân canh, nghĩa quân ban đêm bí mật áp sát chân thành chọn nơi cao nhất mà leo vào bất ngờ tấn công tiêu diệt tướng giặc, đi tiên phong cho chiến thuật công thành của chiến tranh du kích . Thế kỷ 18, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây sơn do Nguyễn Huệ khởi xướng đã vận dụng sáng tạo nghệ thuật tập kích với quy mô lớn và trình độ cao mà chiến thắng xuân Kỷ Tỵ 1789 là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam với lối hành binh thần tốc, áp sát kẻ thù nhanh không cho kẻ thù kịp trở tay. "ẩn hiện như thần", "như trên trời rơi xuống, như dưới đất chui lên", "chống không được, đuổi không kịp" (Ngô Gia Phái,Hoàng Lê Nhất thống chí)
Trên đây tôi xin nói sơ lược về nghệ thuật QS VN thời cha ông ta dựng nước và giữ nước mà cách đánh đặc công là chủ đạo để giới thiệu cho các bạn biết thêm về nghệ thuật quân sự của ông cha ta.

------

Hôm rồi do không đủ thời gian nên tôi bỏ qua k nói đến LL biệt động thành, mà bây giờ mình hay gọi là đặc công biệt động hay đặc công đô thị. Thực ra LL này không xuất phát từ BĐĐC mà do đòi hỏi thực tế chiến trường ở miền Nam VN thời những năm 59-60, tập hợp từ đội ngũ những thanh niên yêu nước có tinh thần chống ĐQ xâm lược, LL này đầu tiên là những đội chuyên ám sát các sĩ quan Mỹ và những nhân vật có nợ máu với nhân dân, đến năm 1965 trước tình hình chiến tranh leo thang ở cả 2 miền Nam, Bắc, Bộ chính trị đã chỉ đạo Đảng ủy QSTW cử cán bộ vào Nam hỗ trợ và nâng tầm cho LL này trở thành những người lính thực thụ, về võ thuật do điều kiện hoạt động thời đó nên không có việc HL VT cho anh em cán bộ, chiến sĩ (vì những người này bình thường vẫn đi làm, khi có điều kiện hay có lệnh mới tập họp lại thực hiện nhiệm vụ) mà anh nào có điều kiện thì tự tập ở các lò võ (ở miền Nam trước 75 có rất nhiều lò võ) nhưng theo chỗ tôi biết thì chỉ có rất ít anh chị em đi tập võ. Mùa xuân 1968, chính LL này đã mở đường để tấn công vào các cứ điểm quan trọng ở Sài gòn và thực hiện chiếm giữ 1 số điểm quan trọng như đại sứ quán Mỹ, Bộ TTM quân lực VNCH, Biệt khu thủ đô ... vì lúc đó bộ đội chính quy không vào kịp, máu của các thế hệ LLBĐ thành đã đổ ra rất nhiều trong 2 đợt nổi dậy tết Mậu Thân 1968, đặc biệt là đợt 1. Do thất bại về mặt quân sự năm 1968, LL BĐ thành gần như bị xóa sổ, mãi đến năm 1972 mới tái lập lại LL này và các đơn vị trực thuộc LLBĐ thành Sài gòn đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc giải phóng miền Nam 1975 cũng như truy quét tàn quân và giữ gìn ANTT TP sau ngày giải phóng, đến năm 1978 đơn vị này coi như không còn, vì số cán bộ chiến sĩ còn sống được phiên về các đơn vị bộ đội chủ lực, có người sau khi giải phóng miền Nam đã lui về sống đời sống của 1 người dân bình thường mà k đòi hỏi gì cho mình. Đến năm 1982 Bộ tư lệnh TP HCM lúc đó do thiếu tướng Trần Hải Phụng làm tư lệnh đã thành lập ban liên lạc chiến sĩ Biệt động thành, có 1 thời gian ban LL này phải ngưng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau. Năm 2004, trước tình hình mới lãnh đạo Bộ QP đã quyết định xây dựng LL ĐC Biệt động tại các TP lớn trong cả nước, giao cho các QK tổ chức hoạt động, tuyển chọn, quản lý LL, bộ TL BĐĐC chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn ĐC, phòng QB các QK phụ trách chỉ đạo hoạt động NV.
Xin phép được nói thêm 1 đôi điều về LLĐC ở Sài gòn trước 75, mà LLBĐ thành là chủ đạo.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Dec 18, 2011 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Bộ đội Đặc Công Việt Nam -Chương Trình Rèn luyện (ST)Where stories live. Discover now