kmavdup CÂU 13: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

90.5K 69 32
                                    

CÂU 13: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT? SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG CÁCH MMANGJ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA?

* Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX - QHSX:

Sự tác động lẫn nhau giữa LLSX - QHSX được biểu hiện thành quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX.

- LLSX quyết định QHSX:

+ LLSX là yếu tố độc nhất, CM nhất trong quá trình sản xuất, nó là nội dung của quá trình sản xuất.

+ QHSX là yếu tố tương đối ổn định, nó là hình thức xã hội của quá trình sản xuất.

Trong mối quan hệ giữa LLSX và QHSX thì LLSX quyết định QHSX, điều này thể hiện ở chỗ: LLSX phát triển thì sớm hay muộn QHSX cũng biến đổi theo cho phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Khi LLSX phát triển đến 1 mức độ nhất định sẽ mâu thuẫn đến QHSX lạc hậu, điều này đòi hỏi phải xoá QHSX cũ, xác lập QHSX mới phù hợp với trình độ của LLSX để thúc đẩy phương thức sản xuất mới ra đời.

- QHSX tác động trở lại LLSX: mặc dù bị quy định bởi LLSX nhưng QHSX có vai trò tác động trở lại LLSX thể hiện ở chỗ:

+ Nếu QHSX phù hợp với trình độ của LLSX nó sẽ tạo ra địa bàn rộng lớn cho LLSX phát triển, thúc đẩy, tạo điều kiện, hậu thuẫn cho LLSX phát triển.

+ QHSX phù hợp với trình độ của LLSX, nó được biểu hiện: năng suất lao động tăng, đời sống công nhân tăng, cơ sở vật chất được tái đầu tư, môi trường làm việc được cải thiện, người lao động được đào tạo lại.

+ Nếu QHSX không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX biểu hiện ở chỗ: QHSX có thể lạc hậu lỗi thời hay vượt trước quá xa trình độ phát triển của LLSX thì khi ấy sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển của LLSX.

+ Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX còn thể hiện ở chỗ nó quy định mục đích sản xuất ảnh hưởng đến thái độ lao động của người lao động, nó kích thích hoặc kìm hãm công cụ lao động cũng như việc vận dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất.

Trong xã hội có giai cấp thì mâu thuẫn giữa LLSX & QHSX biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh giai cấp thì mới giải quyết được mâu thuẫn này.

Quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX không chỉ biểu hiện tính biện chứng giữa LLSX & QHSX mà còn thể hiện là quy luật chung phổ biến trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao.

* Sự vận dụng của Đảng ta:

- Trước 1986 chúng ta có những biểu hiện vận dụng chưa đúng mối quan hệ biện chứng giữa LLSX & QHSX, điều này thể hiện ở việc do ta chủ quan, nóng vội trong xây dựng QHSX XHCN mà chưa tính tới trình độ LLSX ở nước ta thời điểm đó (LLSX còn thấp - QHSX quá cao).

- Sau 1986 dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, nước ta, nhân dân ta đã lựa chọn con đường phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, điều này hoàn toàn đúng với quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX bởi lẽ: trình độ phát triển LLSX ở nước ta vừa thấp vừa không đồng đều giữa các vùng, các ngành kinh tế,... Chính sự đồng đều về trình độ phát triển của LLSX ở nước ta đã quy định tính đa dạng phong phú của quan hệ sở hữu đối với TLSX, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất & quan hệ phân phối sản phẩm lao động.

Nói cách khác, tính không đồng đều về trình độ phát triển của LLSX đã quy định tính đa dạng của QHSX.

Thực tiễn kinh tế xã hội ở Việt Nam đã chứng minh được điều này là hoàn toàn đúng đắn, nó thể hiện ở chỗ giải phóng được LLSX, năng suất lao động tăng lên, kinh tế xã hội phát triển, thu hút được nhiều nguồn lực.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 28, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

kmavdup CÂU 13: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤTNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ